Thứ Năm (18/04/2024)

Đòi lại sổ bảo hiểm khi nghỉ việc

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Thủ tục đòi lại sổ bảo hiểm khi nghỉ việc? Cách xử lý khi người sử dụng lao động giữ sổ bảo hiểm của người lao động

Sau khi nghỉ việc công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) phải làm như thế nào? Cách thức đòi lại sổ bảo hiểm khi nghỉ việc?

Trách nhiệm trả sổ bảo hiểm

Theo quy định tại khoản 3 điều 48 bộ luật lao động 2019 quy định về trách nhiệm của người lao động khi chấm dứt hợp đồng như sau:

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Ngoài ra tại khoản 1, điều 18; khoản 5 điều 21 luật bảo hiểm xã hội cũng có quy định rõ về trách nhiệm chốt và trả sổ bảo hiểm cho người lao động

Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Do vậy, việc chốt sổ bảo hiểm cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng là trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng lao động.

Xem thêm: Thủ tục chốt sổ bảo hiểm

Doanh nghiệp không chốt sổ bảo hiểm phải làm gì?

1. Khiếu nại về BHXH

Trường hợp người lao động không thể làm việc với người sử dụng lao động để chốt sổ bảo hiểm có thể làm thủ tục khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính theo quy định tại điều 15 nghị định 24/2018/NĐ-CP

Điều 15. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.
3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.

2. Khởi kiện tại Tòa án

Nếu không muốn giải quyết bằng việc khiếu nại, người lao động có thể chọn giải quyết bằng cách khởi kiện tại Tòa án theo quy định tại điều 10 nghị định 24/2018/NĐ-CP

Điều 10. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
2. Quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án
a) Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong trường hợp sau đây:
– Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
– Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
– Đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.
b) Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính trong trường hợp sau đây:
– Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 Nghị định này;
– Đã hết thời hạn quy định tại Điều 28 Nghị định này mà khiếu nại lần hai không được giải quyết.

Nghỉ ngang có được trả sổ bảo hiểm?

Nghỉ ngang hay còn gọi là việc chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn có thể do các nguyên nhân hợp pháp và không hợp pháp. Với các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật bên cạnh trách nhiệm của người sử dụng lao động thì người lao động cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như theo quy định tại điều 43 Bộ luật lao động 2012:

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này

Khi nghỉ ngang thì người lao động sẽ không được trợ cấp thôi việc, bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày vi phạm quy định về thời hạn báo trước khi nghỉ việc.

Cách thức đòi lại sổ bảo hiểm xã hội khi đơn phương chấm dứt hợp đồng (nghỉ ngang)

Tuỳ vào việc người lao động đông phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp hay bất hợp pháp mà việc đòi lại sổ bảo hiểm xã hội sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường trong mọi trường hợp khi người lao động hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định pháp luật đối với người lao động thì có quyền yêu cầu người lao động thực hiện các nghĩa vụ đối với mình. Trường hợp có tranh chấp có thể yêu cầu toà án giải quyết theo luật định.

Xem thêm: Thủ tục khởi kiện dân sự tại toà án

Có thể yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp

Điều 200, Điều 201 Bộ luật Lao động quy định,cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là hòa giải viên lao động và tòa án nhân dân. Đối với các tranh chấp lao động về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt HĐLĐ và tranh chấp BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH, người lao động có thể khởi kiện ngay ra tòa án mà không bắt buộc phải thực hiện thủ tục hòa giải. Theo Khoản 2, Điều 202 Luật này, thời hiệu yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 1 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Vì vậy, sau khi có kiến nghị bằng văn bản mà doanh nghiệp tiếp tục chây ỳ không thực hiện trách nhiệm của họ thì có thể gửi đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân nơi doanh nghiệp có trụ sở chính, yêu cầu tòa án giải quyết, buộc doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm khi chấm dứt HĐLĐ với người lao động theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 47 Bộ luật Lao động, thanh toán đầy đủ tiền lương và các khoản khác liên quan đến quyền lợi; hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác mà doanh nghiệp đã giữ.

Hỏi đáp toàn bộ quy định về đòi lại sổ bảo hiểm xã hội

1. Làm sao để lấy lại sổ bảo hiểm xã hội công ty cũ đang giữ? Người lao động cần thanh toán toàn bộ các nghĩa vụ đối với công ty cũ, sau đó yêu cầu công ty cũ thực hiện trả sổ bảo hiểm hoặc liên hệ luật sư tư vấn hỗ trợ. Trường hợp phức tạp có thể khởi kiện công ty

2. Công ty cũ không chịu trả sổ bảo hiểm thì có thể nhờ cơ quan nào can thiệp? Trường hợp công ty cũ không chịu trả sổ bảo hiểm, người lao động có thể liên hệ phòng lao động địa phương nơi công ty đặt trụ sở hoặc khởi kiện tại toà án nơi công ty đặt trụ sở

3. Tư vấn đòi lại sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc? Khi có nhu cầu cần tư vấn hoặc giải đáp các thắc mắc, tranh chấp với công ty liên quan tới sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc người lao động có thể liên hệ AZLAW để được hỗ trợ.

4. Sổ bảo hiểm xã hội để quá lâu tại công ty cũ thì có đòi lại được không? Theo quy định trong mọi trường hợp chấm dứt hợp đồng công ty đều phải có trách nhiệm trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Do vậy, nếu công ty chưa thực hiện trách nhiệm này thì việc đòi lại hoàn toàn có thể thực hiện được

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan