Thứ tư (11/09/2024)

Đóng mã số thuế do không hoạt động tại trụ sở

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Thủ tục đóng mã số thuế do NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký như thế nào? Các trường hợp người nộp thuế không hoạt động tại trụ sở và muốn giải thể xử lý như thế nào?

NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký

NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký” là trường hợp CQT ban hành Thông báo không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký sau khi phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xác minh tại địa chỉ trụ sở của NNT. Thông thường trường hợp này gọi là “khóa mã số thuế”.

Đóng mã số thuế khi không hoạt động tại trụ sở

Hiện tại, về mặt quy định khi đóng mã số thuế do đơn vị không hoạt động tại trụ sở trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau của các cơ quan thuế khác nhau. Theo đó, có 2 trường hợp xảy ra như sau:

Trường hợp 1: Cơ quan thuế yêu cầu thực hiện thủ tục khôi phục MST trước khi tiến hành chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định.

Bước 1: Xin mở MST – văn bản đề nghị khôi phục MST (Mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC) – yêu cầu đơn vị phải có địa điểm khác để xin khôi phục MST; các báo cáo thuế còn thiếu đến thời điểm xin khôi phục MST; ra quyết định phạt vi phạm hành chính về các báo cáo thuế chậm nộp trong thời gian bị đóng MST; nộp phạt vi phạm hành chính theo quyết định phạt vi phạm hành chính về các báo cáo thuế chậm nộp trong thời gian bị đóng MST; nộp các khoản tiền còn nợ ngân sách nhà nước từ trước.

Bước 2: Xin chấm dứt hiệu lực MST – văn bản xin chấm dứt hiệu lực MST (Mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC); biên bản họp của Hội đồng thành viên (công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc Hội đồng quản trị (công ty cổ phần) về việc giải thể doanh nghiệp; quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị; quyết định của chủ sở hữu (công ty TNHH MTV, doanh nghiệp tư nhân) về việc giải thể doanh nghiệp; văn bản xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan phát hành; giải quyết thủ tục xin chấm dứt hiệu lực MST

Trường hợp 2: Cơ quan thuế cho phép trực tiếp đóng mã số thuế theo thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định hiện hành

Văn bản xin chấm dứt hiệu lực MST (Mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC); biên bản họp của Hội đồng thành viên (công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc Hội đồng quản trị (công ty cổ phần) về việc giải thể doanh nghiệp; quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị; quyết định của chủ sở hữu (Công ty TNHH MTV, doanh nghiệp tư nhân) về việc giải thể doanh nghiệp; văn bản xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan phát hành; các báo cáo thuế còn thiếu đến thời điểm xin chấm dứt hiệu lực MST; nộp các khoản tiền còn nợ ngân sách nhà nước từ trước; không ra quyết định phạt vi phạm hành chính về các báo cáo thuế chậm nộp trong thời gian bị đóng MST; giải quyết thủ tục xin chấm dứt hiệu lực MST.

Do vậy, thủ tục đóng mã số thuế trong trường hợp này chưa được thống nhất giữa các cơ quan thuế quản lý.

Chưa có quy định bị đóng MST do hoạt động không đúng địa điểm

Đây là trả lời của Cục Thuế TP. Hà Nội được đăng tải trên cổng thông tin chinhphu.vn. Theo đó, theo quy định pháp luật hiện hành chưa có quy định về việc đóng MST do hoạt động không đúng địa điểm. Như vây, theo đúng quy định việc khôi phục lại MST và kiểm tra trụ sở là đúng quy định của luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn. Tuy vậy, việc này lại tương đối mất thời gian do nhiều trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu tiếp tục hoạt động (nếu phải thuê trụ sở mới để kiểm tra sẽ rất tốn kém).

Trường hợp một số CQT tạo điều kiện để chấm dứt hiệu lực mã số thuế trực tiếp là để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế. Do vậy, đối với các trường hợp này tùy vào địa phương, đơn vị có thể liên hệ với CQT trực tiếp để nắm rõ hơn về thực tế giải quyết thủ tục tại địa phương.

Xem thêm: Chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan