Thứ Năm (25/04/2024)

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là gì? Cách tính mức lương bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành

Mức lương bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là một trong những mức lương người lao động cần tính toán để có thể biết số tiền để lãnh lương hưu hoặc rút BHXH một lần. Vậy mức lương bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính như thế nào?

Tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Theo quy định tại thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính như sau:

Điều 20. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

Hệ số điều chỉnh bình quân tiền lương

Hệ số điều chỉnh bình quân tiền lương hiện tại áp dụng theo thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH cụ thể như sau:

Điều 2. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1:

NămTrước 199519951996199719981999200020012002200320042005200620072008
Mức điều chỉnh5,264,464,224,093,803,643,703,713,573,463,212,962,762,552,07
Năm200920102011201220132014201520162017201820192020202120222023
Mức điều chỉnh1,941,771,501,371,281,231,231,191,151,111,081,051,031,001,00

Tính mức hưởng khi rút BHXH một lần

Khi tính mức hưởng khi rút BHXH một lần cần lưu ý một số vấn đề sau:

Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần (115/2015/NĐ-CP)
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần (59/2015/TT-BLĐTBXH)
4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Ví dụ về rút BHXH một lần

Ví dụ tính mức hưởng BHXH một lần

Trên đây là ví dụ về rút BHXH một lần, khách hàng xem để tham khảo như sau: Số tháng đóng bảo hiểm tổng là 66 tháng trong đó 30 tháng đóng trước 2014 (tương đương 2.5 năm) và 36 tháng từ 2014 (tương đương 3 năm). Do vậy, số tháng hưởng sẽ là:

  • Số tháng (10 tháng) = 2 năm (trước 2014) x 1.5 tháng + 3 năm (từ 2014) x 2 tháng + 0.5 năm (tháng lẻ trước 2014) x 2 tháng
  • Mức lương bình quân tiền lương tháng: 228.302.160 / 66 = 3.459.124
  • Tiền BHXH một lần được lãnh: 34.591.236

Xem thêm: Rút BHXH một lần

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan