Giá trị pháp lý của “hợp đồng tình ái” ?
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Tính hiệu lực của hợp đồng tình ái theo quy định pháp luật là có hay không? Giá trị pháp lý của hợp đồng tình ái như thế nào? Hợp đồng tình ái và hợp đồng hôn nhân có gì khác nhau?
Vừa qua tôi có nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng về hợp đồng tính ái của một cô hoa hậu với đại gia, như vậy ậy xin hỏi quý công ty trong trường hợp này hợp đồng tình ái có hiệu lực pháp luật hay không?
Trả lời
Hiện nay, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cho phép áp dụng “thoả thuận về chế độ tài sản” trước khi kết hôn của hai bên. Nội dung văn bản này là về quan hệ tài sản, nghĩa vụ như thỏa thuận tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình; điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản và nội dung khác có liên quan.
Việc thỏa thuận theo kiểu “đổi tiền” lấy “tình ái”, là trái với đạo lý. Nó còn cho thấy có dấu hiệu của hành vi mua – bán dâm theo định nghĩa tại Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003.
Người mua dâm tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định Nghị định 144/2021/NĐ-CP (có thể bị phạt tiền đến 5.000.000 đồng). Người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Mua dâm người chưa thành niên theo quy định tại Điều 256 Bộ luật Hình sự (có thể bị phạt tù đến 15 năm tù) hoặc tội lây truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự (có thể bị phạt tù đến 7 năm tù).
Người bán dâm, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định tại Điều 25 Nghị định 144/2021/NĐ-CP (có thể bị phạt tiền đến 2.000.000 đồng), bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh.
Điều 24. Hành vi mua dâm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 25. Hành vi bán dâm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Người bán dâm là người nước ngoài thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất. Người bán dâm biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lây truyền HIV cho người khác.
Trong trường hợp này hai bên “ký hợp đồng”, biết bên kia có vợ và vẫn đồng ý chung sống, quan hệ tình cảm thì cả hai có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra trong trường hợp việc vi phạm chế độ hôn nhân này mà gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Xem thêm: Xử phạt người ngoại tình
Như vậy, tóm lại đối với trường hợp của hợp đồng tình ái hiện nay chưa có bất cứ một văn bản chính thức nào quy định về giá trị pháp lý của hợp đồng tình ái, do vậy hợp đồng tình ái sẽ không có giá trị pháp lý. Cần xem xét các nội dung trong hợp đồng tình ái vì có thể sẽ xác định theo các quy định của luật dân sự và có giá trị pháp lý một phần nào đó về mặt dân sự đối với quyền và nghĩa vụ các bên.