Thứ bảy (02/11/2024)

Thủ tục giải thể tổ chức khoa học và công nghệ

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Quy trình, thủ tục giải thể tổ chức khoa học công nghệ như thế nào? Các trường hợp giải thể tổ chức khoa học công nghệ?

Tổ chức khoa học và công nghệ thường được thành lập dưới dạng “Viện nghiên cứu” hoặc “trung tâm” do Bộ KHCN hoặc Sở KHCN cấp phép thành lập. Việc giải thể tổ chức khoa học và công nghệ sẽ được AZLAW hướng dẫn trong bài viết sau đây:

Viện nghiên cứu là tổ chức khoa học công nghệ
Viện nghiên cứu là tổ chức khoa học công nghệ

Trường hợp giải thể tổ chức khoa học và công nghệ

Theo quy định tại khoản 1 điều 16 nghị định 08/2014/NĐ-CP các trường hợp giải thể tổ chức KHCN gồm:
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ mà không có quyết định gia hạn.
– Theo quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
– Bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.

Việc giải thể tổ chức KHCN công lập theo điều 9 thông tư 02/2021/TT-BKHCN như sau:

Điều 9. Điều kiện và yêu cầu khi thực hiện giải thể tổ chức khoa học và công nghệ công lập
1. Tổ chức bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP.
b) Theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
c) Không đáp ứng được một trong các điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điều 6 Thông tư này.
d) Ba năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền; hoặc bị đánh giá hoạt động không hiệu quả trong 3 năm liên tiếp tại báo cáo đánh do tổ chức đánh giá độc lập thực hiện đánh giá theo quy định tại Điều 18 Luật Khoa học và công nghệ và Thông tư số 18/2019/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đánh giá hoạt động và chất lượng dịch vụ của tổ chức sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
2. Yêu cầu khi thực hiện giải thể tổ chức khoa học và công nghệ công lập: tổ chức chỉ thực hiện giải thể sau khi phương án bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Thủ tục giải thể tổ chức khoa học công nghệ

Theo quy định tại điều 16 nghị định 08/2014/NĐ-CP việc giải thể tổ chức KHCN cần thực hiện như sau:

Điều 16. Giải thể tổ chức khoa học và công nghệ
1. Giải thể tổ chức khoa học và công nghệ là việc chấm dứt hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ. Việc giải thể tổ chức khoa học và công nghệ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
c) Bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
2. Tổ chức khoa học và công nghệ chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
3. Trình tự, thủ tục giải thể tổ chức khoa học và công nghệ
a) Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thành lập tổ chức khoa học và công nghệ quyết định giải thể tổ chức khoa học và công nghệ. Quyết định giải thể phải có các nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức khoa học và công nghệ; lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của tổ chức khoa học và công nghệ (nếu có); thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 (sáu) tháng, kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức khoa học và công nghệ; tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức khoa học và công nghệ tổ chức thanh lý tài sản tổ chức khoa học và công nghệ, trừ trường hợp Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành, quyết định giải thể tổ chức khoa học và công nghệ phải được gửi đến cơ quan đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các chủ nợ (nếu có), người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong tổ chức khoa học và công nghệ và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ. Quyết định giải thể được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ (nếu có). Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
Quyết định giải thể tổ chức khoa học và công nghệ phải được đăng ít nhất trên một tờ báo in ở địa phương nơi đặt trụ sở chính trong 03 (ba) số liên tiếp hoặc trang tin điện tử của Bộ, ngành hoặc tỉnh nơi đặt trụ sở chính.
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của tổ chức khoa học và công nghệ, người đại diện theo pháp luật của tổ chức khoa học và công nghệ phải gửi thông báo về việc hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại Điểm b Khoản này và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ đến cơ quan đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ xóa tên tổ chức khoa học và công nghệ trong sổ đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.

Theo đó, các bước thực hiện giải thể tổ chức khoa học và công nghệ gồm:
Bước 1: Ra quyết định giải thể và đăng báo in tại địa phương trong 03 (ba) số liên tiếp và gửi tới cơ quan thành lập tổ chức KHCN
Bước 2: Thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý
Bước 3: Thông báo giải thể tổ chức KHCN tại Sở KHCN (Bộ KHCN)
Bước 4: Thực hiện trả dấu tại cơ quan công an

Hồ sơ giải thể tổ chức khoa học công nghệ
1. Quyết định giải thể tổ chức khoa học và công nghệ
2. Thông báo giải thể tổ chức khoa học công nghệ

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan