Thứ Sáu (26/04/2024)

Chứng nhận nhãn sinh thái “xanh”

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Thế nào là nhãn xanh Việt Nam? Tiêu chí được cấp nhãn sinh thái Việt Nam? Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp nhãn xanh Việt Nam?

Chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam là gì?

Nhãn sinh thái được quy định tại khoản 2 Điều 145 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 như sau: “Nhãn sinh thái Việt Nam là nhãn được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường. Việc quan trắc, phân tích, đánh giá sự phù hợp để đối chứng với tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ phải được thực hiện bởi tổ chức quan trắc môi trường theo quy định của Luật này và tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, pháp luật về đo lường và pháp luật khác có liên quan”.

Trong đó, tổ chức quan trắc môi trường là tổ chức được Bộ Y tế/Sở Y tế công nhận có đủ điều kiện quan trắc môi trường mà tính đến ngày 11/05/2022 đã có 33 đơn vị được công bố bởi Bộ Y tế, 174 đơn vị công bố bởi Sở Y tế tỉnh/thành phố. Ví dụ: Viện Y học dự phòng Quân đội, Trung tâm Y học dự phòng quân đội Phía Nam, Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường,…

Nhãn sinh thái được hiểu là nhãn do các tổ chức trên cấp đối với sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.

Tiêu chí nhãn sinh thái Việt Nam

Điều kiện để được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam quy định tại Điều 76 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT và Điều 4 Thông tư 41/2013/TT-BTNMT. Theo đó, tiêu chí để được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam đối với từng loại sản phẩm được Bộ Tài nguyên và Môi trường trực tiếp quy định tại Quyết định 2186/QĐ-BTNMT. Cụ thể, để được chứng nhận nhãn xanh Việt Nam, cần đáp ứng đủ tiêu chí chung và tiêu chí cụ thể cho từng loại hàng hóa. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã đưa ra 03 tiêu chí cụ thể đối với pin, máy photocopy, bóng đèn LED và mô đun LED dùng cho chiếu sáng thông dụng.

Tiêu chí chung

Tiêu chí chung để nhận nhãn sinh thái Việt Nam được phân thành tiêu chí đối với doanh nghiệp sản xuất trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu. Cụ thể

Tiêu chí chung đối với doanh nghiệp sản xuất trong nước
– Tuân thủ quy định của pháp luật về thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc các quy định tương đương.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về quan trắc môi trường, thông tin môi trường và báo cáo môi trường.
– Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất thải.
– Tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng hóa chất.
– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
– Tuân thủ các quy định pháp luật về lao động, đảm bảo an toàn – vệ sinh lao động và các quyền lợi chính đáng của người lao động.

Tiêu chí chung đối với doanh nghiệp nhập khẩu
– Doanh nghiệp nhập khẩu phải đưa ra các bằng chứng sau:
+ Cơ sở sản xuất sản phẩm được nhập khẩu phải tuân thủ các yêu cầu, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội tại nơi có trụ sở sản xuất.
+ Cơ sở sản xuất sản phẩm được nhập khẩu có giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 còn hiệu lực do tổ chức chứng nhận đã được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17021 bởi tổ chức công nhận là thành viên của Diễn đàn Công nhận quốc tế (IAF), Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC) cấp; hoặc tiêu chuẩn tương đương.

Tiêu chí nhãn sinh thái Việt Nam đối với nhóm sản phẩm pin

Pin được chia thành pin dùng một lần và pin sạc. Pin là nguồn năng lượng điện được tạo ra bằng cách chuyển đổi trực tiếp năng lượng hóa học trong lõi pin. Chính vì lí do này, trong lõi pin sẽ có thủy ngân (Hg), chì (Pb) và cadmium (Cd). Đây là những chất gây hại lớn cho môi trường. Tuy nhiên, với pin sạc, số lượng hóa chất gây hại cho môi trường được sinh ra sẽ ít hơn nhiều so với pin dùng một lần. Tiêu chí sinh thái xanh được đặt ra đối với nhóm sản phẩm pin dùng một lần như sau:
– Đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia đối với từng loại pin.
– Có biện pháp, kế hoạch tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình sản xuất.
– Các chất trong pin không vượt quá: 5 mg/l đối với thủy ngân, 20 mg/l đối với cadmium và 100 mg/l đối với chì.
– Đối với pin chứa lithium phải có sẵn biện pháp an toàn đảm bảo pin không bị cháy, nổ khi sử dụng.
– Có biện pháp kiểm soát tác động của thủy ngân, chì và cadmiu đến môi trường và sức khỏe người lao động trong quá trình sản xuất pin.
– Bao bì làm bằng vật liệu có khả năng tái chế; không sử dụng mực, thuốc nhuộm, chất phụ gia chứa chì, thủy ngân, cadmium và hợp chất crom hóa trị 6; tổng hàm lượng kim loại nặng trong bao bì không vượt quá 250 mg/đơn vị khối lượng bao bì.
– Đối với bao bì nhựa nên sử dụng các sản phẩm từ nhựa tái chế được sản xuất trong nước; không chứa PVC hoặc hợp chất clo hóa.
– Đối với bao bì bằng giấy phải chứa ít nhất 70% hàm lượng bột giấy tài chế, không sử dụng chất tẩy trắng chlorine.
– Các thông tin về sản phẩm như: các loại thiết bị có thể dùng pin, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn thải bỏ phải ghi trên bao bì, hướng dẫn sử dụng hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
– Nhà sản xuất tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra theo quy định tại Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg và trực tiếp xử lý hoặc giao cho tổ chức khác xử lý, đảm bảo giảm thiểu tối đa khả năng gây hại đến môi trường.

Tiêu chí nhãn sinh thái Việt Nam đối với nhóm sản phẩm máy photocopy

Bản thân máy photocopy không gây hại cho môi trường, nhưng việc vận hành máy sử dụng điện, giấy và phát ra khí thải. Sau khi máy photocopy không thể sử dụng nữa vẫn tiếp tục gây hại cho môi trường. Tiêu chí đặt ra đối với nhóm sản phẩm máy photocopy như sau:
– Phát thải các chất gây ô nhiễm trong quá trình sử dụng, vận hành máy phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Thông sLượng phát thải (mg/h)
Máy photocopy đen trắngMáy photocopy mầu
Bụi≤ 4,0≤ 4,0
Ô zôn≤ 1,5≤ 3,0
Tổng hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs)Ở chế độ đang hoạt động≤ 10,0< 18,0
Ở chế độ nghỉ/chờLoại có chân đế đặt trực tiếp trên mặt sàn≤ 2,0
Loại đặt trên bàn≤ 1,0
Benzene≤ 0,05≤ 0,05
Styrene≤ 1,0≤ 1,8

– Độ ồn phát ra trong quá trình sử dụng, vận hành máy photocopy đáp ứng:

Phân loạiMáy photocopy đen trắngMáy photocopy mầu
Ngưỡng áp suất âm thanh (dBA)Chế độ chờ/nghỉ≤40≤40
Chế độ đang photocopy≤0,35 x tốc độ sao chép nhân bản [CPM] + 51 và ≤ 67≤0,3 x tốc độ sao chép nhân bản [CPM] + 53 và ≤ 67
Mức công suất âm thanh (LWAd)Chế độ chờ/nghỉ≤ 48≤ 48
Chế độ đang photocopy≤ 0,35 x tốc độ sao chép nhân bản[CPM] + 61 và ≤ 75≤ 0,3 x tốc độ sao chép nhân bản[CPM] + 59 và ≤ 75

– Tiêu thụ năng lượng và tài nguyên ở chế độ sử dụng phải đáp ứng:
+ Đáp ứng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9510:2012 – Máy photocopy – Hiệu suất năng lượng hoặc đáp ứng các yêu cầu Nhãn Năng lượng của Bộ Công Thương hoặc các yêu cầu của Chương trình ngôi sao năng lượng quốc tế (International Energy Star Program) hoặc tương đương.
+ Máy photocopy đen trắng có tốc độ sao chép và nhân bản bằng hoặc cao hơn 25 CPM và máy photocopy màu có tốc độ sao chép và nhân bản bằng và cao hơn 20 CPM cần phải hoạt động được theo chế độ in sao 2 mặt trên 1 tờ giấy có thể với thiết bị tích hợp trong máy hoặc thiết bị phụ trợ bên ngoài (Tiêu chí này chỉ áp dụng cho các loại máy photocopy sử dụng tia laser).
– Yêu cầu về hóa chất trong quá trình sản xuất sản phẩm:
+ Không sử dụng chì (Pb), cadmium (Cd), thủy ngân (Hg) và các hợp chất của chúng, các hợp chất có crôm hóa trị 6 (Cr6+) trong quá trình sản xuất.
+ Không sử dụng polybrominated biphenyls (PBBs), polybromodiphenyl ethers (PBDEs) và các paraffin mạch ngắn (C=10÷13) clo hóa với hàm lượng clo từ 50% trở lên trong quá trình sản xuất.
+ Không sử dụng chì (Pb), cadmium (Cd), thủy ngân (Hg), selen (Se) và các hợp chất của chúng trong quá trình sản xuất các lớp nhạy sáng của trống.
+ Không sử dụng các loại nhựa có chứa halogen như PVC để chế tạo các chi tiết bằng nhựa có khối lượng từ 25g trở lên hoặc không sử dụng nhựa có chứa các hợp chất halogen hóa để chế tạo các chi tiết bằng nhựa của sản phẩm. Ngoại trừ việc sử dụng các phụ gia hữu cơ flo với hàm lượng bằng hoặc nhỏ hơn 0,5% trọng lượng chi tiết (cụ thể là các chất chống rò rỉ).
– Yêu cầu về chất lượng sản phẩm:
+ Người sản xuất, nhập khẩu máy photocopy công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
+ Hàm lượng của chì (Pb), cadmium (Cd), thủy ngân (Hg) và các hợp chất của chúng, các hợp chất có crôm hóa trị 6 (Cr6+) có trong các chi tiết của sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau:

ChấtChì (Pb)Cadmium (Cd)Thủy ngân (Hg)Các hợp chất có crôm hóa trị 6 (Cr6+)(*)
Hàm lượng (mg/kg)≤1000≤100≤1000≤1000

+ Trường hợp sản phẩm trang bị pin cần đáp ứng:

ChấtNgưỡng tối đa (đơn vị: ppm, 1 ppm=1mg/l)
Thủy ngân (Hg)5
Cadmium (Cd)20
Chì (Pb)100

– Yêu cầu về bao bì và đóng gói, phân phối sản phẩm:
+ Không sử dụng các loại nhựa có chứa halogen (như PVC) làm vật liệu đóng gói sản phẩm.
+ Vật liệu chống xóc hoặc chống vỡ riêng biệt được sử dụng trong đóng gói sản phẩm phải đáp ứng ít nhất một trong các yêu cầu: làm bằng vật liệu giấy tái chế, vật liệu chống xóc hoặc chống vỡ dùng trong đóng gói sản phẩm phải được sản xuất từ các loại nhựa tổng hợp có ít nhất 50% từ nhựa tái sinh, vật liệu chống xóc hoặc chống vỡ dạng bọt xốp (EPS, EPE, EPP) được sản xuất từ các chất tạo xốp có chỉ số phá hủy tầng ô-zôn (ODP) bằng 0, vật liệu chống xóc hoặc chống vỡ dạng có các khoang hoặc túi chứa khí được sản xuất bằng cách bơm khí vào các vật liệu tổng hợp.
+ Có phương pháp tiếp thị, bán và hướng dẫn tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường.
– Yêu cầu về tái chế trong quá trình sản xuất, tái chế sản phẩm thải bỏ sau khi sử dụng:
+ Các chi tiết nhựa có thể tách rời với khối lượng từ 25g hoặc bề mặt rộng hơn từ 200 mm2 trở lên phải in ký hiệu “có thể tái chế được” trên từng chi tiết để hỗ trợ việc phân loại chất thải tại nguồn và tái chế sau khi thải bỏ.
+ Các chi tiết bằng nhựa được chế tạo tối đa từ 4 loại vật liệu khác nhau có khối lượng từ 25g trở lên có thể dễ dàng phân tách và xử lý sau khi thải bỏ.
+ Các chi tiết bằng nhựa có khối lượng từ 25g trở lên được chế tạo từ các loại polymer đơn hoặc hỗn hợp phải có khả năng tái chế.
+ Các loại nhãn gắn trên các chi tiết bằng nhựa của sản phẩm phải được làm bằng các loại vật liệu giống như vật liệu được sử dụng để chế tạo chi tiết mà nhãn đó gắn lên hoặc bằng loại vật liệu phù hợp với quá trình tái chế chi tiết đó.
+ Việc tháo, dỡ sản phẩm thải bỏ sau sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu: các chi tiết phải được phân tách một cách dễ dàng; các khớp nối giữa các loại vật liệu khác nhau phải dễ nhìn thấy; không sử dụng các loại khớp nối không thể tách rời khi kết nối các chi tiết làm bằng các vật liệu khác nhau (ví dụ như không sử dụng các loại khớp nối gắn kết bằng keo, hàn).
+ Thu hồi và xử lý sản phẩm máy photocopy thải bỏ theo Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.

Tiêu chí nhãn sinh thái Việt Nam đối với nhóm sản phẩm bóng đèn LED, mô đun LED dùng cho chiếu sáng thông dụng

– Yêu cầu về hóa chất trong quá trình sản xuất sản phẩm:
+ Không sử dụng chì (Pb), cadmium (Cd), thủy ngân (Hg) và các hợp chất của chúng, các hợp chất có crôm hóa trị 6 (Cr6+) trong quá trình sản xuất.
+ Không sử dụng polybrominated biphenyls (PBBs), polybromodiphenyl ethers (PBDEs) và các paraffin mạch ngắn (C=10÷13) clo hóa với hàm lượng clo từ 50% trở lên trong quá trình sản xuất.
+ Không sử dụng chì trong hàn, kết nối các chi tiết của sản phẩm.
– Yêu cầu về chất lượng và tiêu thụ năng lượng của sản phẩm:
+ Người sản xuất, nhập khẩu đèn LED công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
+ Hàm lượng chì (Pb), cadmium (Cd), thủy ngân (Hg) và các hợp chất của chúng, các hợp chất có crôm hóa trị 6 (Cr6+) có trong các bộ phận của sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu:

ChấtChì (Pb)Cadmium (Cd)Thủy ngân (Hg)Các hợp chất có crôm hóa trị 6 (Cr6+)(*)
Hàm lượng (mg/kg)≤1000≤100≤1000≤1000

– Yêu cầu về bao bì và đóng gói sản phẩm:
+ Các loại vật liệu làm bao bì phải có khả năng tái chế.
+ Không sử dụng các loại mực, thuốc nhuộm, chất màu và các chất phụ gia khác có chứa chì (Pb), thủy ngân (Hg), cadmium (Cd) và các hợp chất crôm hóa trị sáu (Cr6+) để sản xuất bao bì.
+ Tổng hàm lượng kim loại nặng có trong bao bì không vượt quá 250 ppm tính trên một đơn vị khối lượng bao bì.
+ Bao bì nhựa: có ký hiệu tái chế trên bao bì đóng gói sản phẩm và được làm từ các sản phẩm nhựa tái chế được sản xuất trong nước (tiêu chí khuyến khích), bao bì đóng gói sản phẩm hoặc nhãn không chứa PVC (Polyvinylchloride) hoặc hợp chất chứa clo.
+ Bao bì bằng giấy phải được làm từ bột giấy tái chế với tỷ lệ ít nhất là 70 % trọng lượng. Trong trường hợp nhà sản xuất có cơ chế thu hồi bao bì để tái chế hay sử dụng lại thì sẽ không áp dụng tiêu chí này.
+ Các vật liệu chống xóc hoặc chống vỡ riêng biệt được sử dụng trong đóng gói sản phẩm phải đáp ứng ít nhất một trong các yêu cầu sau:làm bằng vật liệu giấy tái chế, làm bằng các loại nhựa tổng hợp có khả năng tái chế, vật liệu chống xóc hoặc chống vỡ dạng bọt xốp (EPS, EPE, EPP) được sản xuất từ các chất tạo xốp có chỉ số phá hủy tầng ô-zôn (ODP) bằng 0, vật liệu chống xóc hoặc chống vỡ dạng có các khoang hoặc túi chứa khí được sản xuất bằng cách bơm khí vào các vật liệu tổng hợp.
+ Có hướng dẫn sử dụng chi tiết và dễ hiểu được in ở vị trí dễ nhìn thấy trên bao bì sản phẩm về phương pháp sử dụng sản phẩm an toàn nhất cho môi trường (điều kiện sử dụng, cách thải bỏ an toàn sản phẩm và bao bì sau khi sử dụng).

Hồ sơ chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam

Hồ sơ chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam được quy định tại Điều 7 Thông tư 41/2013/TT-BTNMT như sau:

Điều 7. Hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam
Hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam bao gồm:
1. Một (01) Đơn đề nghị chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này;
2. Một (01) bản chính Báo cáo hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này; hoặc một (01) bản sao y bản chính có chứng thực giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 còn hiệu lực do tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật cấp; hoặc một (01) bản sao y bản chính có chứng thực giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001: 2004 do tổ chức công nhận là thành viên của Diễn đàn Công nhận quốc tế (IFA), Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC) cấp; hoặc tiêu chuẩn tương đương;
3. Một (01) bản chính Báo cáo đánh giá sản phẩm đáp ứng tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho từng nhóm sản phẩm tương ứng, kèm theo kết quả thử nghiệm do Tổ chức thử nghiệm cấp có thời hạn không quá sáu (06) tháng kể từ ngày Tổng cục Môi trường nhận được Hồ sơ đăng ký hợp lệ;
4. Một (01) bản sao y bản chính giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
5. Một (01) bản chụp hoặc vẽ kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm có kích cỡ bằng 21 cm x 29 cm.

Hồ sơ chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam bao gồm:
– 01 đơn đề nghị chứng nhận nhãn xanh Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 41/2013/TT-BTNMT.
– 01 bản chính Báo cáo hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư 41/2013/TT-BTNMT hoặc 01 bản sao y bản chính có chứng thực giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc 01 bản sao y bản chính có chứng thực giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001: 2004.
– 01 bản chính Báo cáo đánh giá sản phẩm đáp ứng tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam theo hướng dẫn tại Quyết định 2186/QĐ-BTNMT kèm theo kết quả thử nghiệm do Tổ chức thử nghiệm cấp có thời hạn không quá 06 tháng.
– 01 bản sao y bản chính giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
– 01 bản chụp hoặc vẽ kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm có kích cỡ bằng 21 cm x 29 cm

Trình tự, thủ tục chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam

Quy trình làm thủ tục chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam được quy định tại Điều 8 Thông tư 41/2013/TT-BTNMT:

Điều 8. Quy trình chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam
1. Hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam được gửi tới Tổng cục Môi trường. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường giao 01 (một) bộ phận chuyên môn thuộc Tổng cục làm đơn vị thường trực đánh giá hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam.
2. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
3. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được chấp nhận đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm đánh giá hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam trên cơ sở xác định mức độ phù hợp của hồ sơ đăng ký với tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam.
4. Trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm ký Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam. Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam được thông báo tới doanh nghiệp ngay khi được ký ban hành.
5. Trường hợp kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không đạt yêu cầu.

– Bước 1: Tổ chức yêu cầu chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Môi trường.
– Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Tổng cục Môi trường xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Nếu không đầy đủ, hợp lệ sẽ có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
– Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường đánh giá hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam trên cơ sở xác định mức độ phù hợp của hồ sơ đăng ký với tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam.
– Bước 4: Trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có ký Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam. Quyết định được thông báo tới doanh nghiệp ngay khi được ký ban hành. Trường hợp kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá, Tổng cục môi trường gửi văn bản cho tổ chức yêu cầu cấp, nêu rõ lý do hồ sơ không hợp lệ.

Ưu đãi đối với doanh nghiệp có nhãn xanh Việt Nam

Theo quy định tại Điều 131 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, những đối tượng được hưởng ưu đãi được quy định tại Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Trong đó, sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam nằm ở điểm d khoản 2 Phụ lục XXX. Ưu đãi chung đối với doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được quy định từ Điều 131 đến Điều 137 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam được hưởng những ưu đãi như sau:
– Được miễn tiền sử dụng đất.
– Được vay vốn với lãi suất 4,275% một năm, tổng mức vay vốn không quá 70% tổng mức đầu tư xây dựng công trình; được ưu tiên hỗ trợ sau đầu tư từ nguồn chênh lệch thu chi hàng năm.
– Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, được áp dụng mức thuế suất 5% một năm trong 9 năm tiếp theo, từ năm thứ 10 được áp dụng mức thuế suất 10% một năm. Sau khi hết thời hạn 15 năm, áp dụng lại mức thuế suất 20% một năm.
– Được ưu tiên hơn khi đưa hàng hóa xuất khẩu.
Lưu ý: Trường hợp sản phẩm được ưu tiên hơn khi xuất khẩu chỉ mang tính chất khuyến khích, không phải là tiêu chí bắt buộc hay hạn chế những sản phẩm không có nhãn sinh thái Việt Nam xuất khẩu.

Các mặt hàng khác nhóm pin, máy photocopy, bóng đèn LED, mô đun LED dùng cho chiếu sáng thông dụng có được đăng ký chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam không?

Các mặt hàng khác nhóm pin, máy photocopy, bóng đèn LED, mô đun LED dùng cho chiếu sáng thông dụng có thể đăng ký chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam. Nhưng thời gian có thể mất lâu hơn do chưa có tiêu chí cụ thể cho những nhóm hàng khác mà chỉ có tiêu chí chung. Ví dụ: bột giặt Tide không nằm trong nhóm pin, máy photocopy, bóng đèn LED, mô đun LED dùng cho chiếu sáng thông dụng đã được cấp nhãn sinh thái Việt Nam.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan