Thứ tư (18/09/2024)

Mẫu hợp đồng hợp tác (để thành lập tổ hợp tác)

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Mẫu hợp đồng hợp tác khi thành lập tổ hợp tác phải có những nội dung gì? Quy định pháp luật về hợp đồng hợp tác?

Yêu cầu về nội dung của hợp đồng hợp tác? Hiện tại, quy định pháp luật liên quan không có yêu cầu cụ thể về nội dung hợp đồng hợp tác. Hợp đồng hợp tác sẽ tuân theo quy định của bộ luật dân sự (do các bên thoả thuận). Hiện tại các bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng hợp tác do AZLAW cung cấp:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

…., ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC

– Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;
– Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 06 năm 2023;
– Căn cứ Nghị định số 92/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2024 của Chính phủ về đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
– Chúng tôi gồm các thành viên có danh sách kèm theo cùng nhau cam kết thực hiện hợp đồng hợp tác với các nội dung sau:

Điều 1. Tên, biểu tượng, địa chỉ giao dịch của tổ hợp tác
1. Tên của tổ hợp tác: …………………………………………………………….
2. Biểu tượng (nếu có)
3. Địa chỉ tổ hợp tác:
a) Số nhà (nếu có) ………………………………………………………………………….
b) Đường phố/thôn/bản …………………………………………………………………….
c) Xã/phường/thị trấn ……………………………………………………………………….
d) Huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh ……………………………………………….
đ) Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương …………………………………………………
(Địa chỉ giao dịch của tổ hợp tác là địa chỉ trụ sở của tổ hợp tác (nếu có) hoặc địa chỉ nơi cư trú của người đại diện của tổ hợp tác.)
e) Số điện thoại/fax (nếu có) ……………………………………………………………….
g) Địa chỉ thư điện tử (nếu có) ……………………………………………………………..
h) Địa chỉ Website (nếu có) …………………………………………………………………

Điều 2. Mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác
1. Mục đích:
Các thành viên tổ hợp tác sau khi thảo luận, thống nhất quyết định thực hiện các công việc sau:
a) ………………………………………………………………………………………………
b) ………………………………………………………………………………………………
c) ………………………………………………………………………………………………
2. Tổ hợp tác tổ chức, quản lý và hoạt động dựa trên nguyên tắc: tự nguyện tham gia và mở rộng kết nạp thành viên; dân chủ, bình đẳng trong tổ chức, quản lý; tự chủ và tự chịu trách nhiệm; chú trọng giáo dục, đào tạo và thông tin; tăng cường hợp tác, liên kết và qun tâm phát triển cộng đồng.

Điều 3. Thời hạn hợp đồng hợp tác
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …. tháng ….năm…. đến hết ngày ….. tháng…. năm …….

Điều 4. Tài sản, phần đóng góp của tổ hợp tác
1. Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình.
2. Danh sách thành viên tổ hợp tác được lập thành Phụ lục kèm theo hợp đồng hợp tác và là một phần không thể tách rời của hợp đồng hợp tác. (tham khảo Mẫu III-2 trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 09/2024/TT-BKHĐT ngày 16/05/2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và quy định về nội dung thông tin, việc cập nhật, khai thác và quản lý hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã).
3. Tài sản chung của thành viên tổ hợp tác là tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác được quy định là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác. Các thành viên hợp tác có nghĩa vụ đóng góp phần tài sản này trong vòng 90 ngày kể từ ngày hợp đồng hợp tác này có hiệu lực.
4. Trường hợp các thành viên hợp tác chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả với mức lãi suất chậm trả là …%/năm và phải bồi thường thiệt hại.
5. Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên. Việc định đoạt các tài sản khác do người đại diện tổ hợp tác quyết định.
6. Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp được tất cả các thành viên hợp tác đồng ý. Việc phân chia tài sản chung không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.
7. Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán. Nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì lấy tài sản riêng của các thành viên theo phần tương ứng với phần đóng góp của thành viên đó. Nếu các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mõi người.

Điều 5. Công tác tài chính, kế toán của tổ hợp tác
1. Công tác về tài chính, kế toán của tổ hợp tác được áp dụng theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán.
2. Nội dung, thời hạn báo cáo tài chính trong nội bộ tổ hợp tác bao gồm các hoạt động của tổ hợp tác, doanh thu, chi phí và các nội dung khác sẽ được người đại diện tổ hợp tác báo cáo cho các thành viên 3 tháng/lần

Điều 6. Phương thức hợp tác, tổ chức thực hiện hợp đồng hợp tác
1. Việc hợp tác căn cứ theo mức góp vốn của các thành viên tổ hợp tác, các thành viên của tổ hợp tác có quyền và nghĩa vụ tương ứng phần vốn góp của các thành viên của tổ hợp tác.
2. Việc hợp tác giữa các thành viên không được trái pháp luật.

Điều 7. Phương thức phân phối hoa lợi, lợi tức và xử lý lỗ giữa các thành viên tổ hợp tác
1. Căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) lập phương án phân chia hoa lợi, lợi tức, xử lý lỗ của tổ hợp tác và báo cáo thành viên tại cuộc họp toàn thể thành viên.
2. Việc phân chia hoa lợi, lợi tức và các phương án tài chính khác của tổ hợp tác được tiến hành sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước (nếu có), nghĩa vụ với người lao động (nếu có).
3. Trường hợp quyết toán năm tài chính bị lỗ tổ hợp tác có thể xử lý bằng một trong các cách sau
– Trích quỹ dự trữ để bù.
– Chuyển sang năm sau để trừ vào lợi nhuận của năm tài chính sau trước khi phân phối lợi nhuận.

Điều 8. Điều kiện trở thành thành viên tổ hợp tác
1.Thành viên tổ hợp tác phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định từ Điều 16 đến Điều 24 Bộ luật dân sự, quy định của Bộ luật lao động và pháp luật khác có liên quan.
– Tổ chức là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác.
– Tự nguyện gia nhập và chấp thuận nội dung hợp đồng hợp tác.
– Cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác.
2. Tổ hợp tác lập danh sách thành viên tổ hợp tác tại Phụ lục kèm theo hợp đồng hợp tác và là một phần không thể tách rời của hợp đồng hợp tác
Phụ lục “Danh sách thành viên” bao gồm đầy đủ các nội dung sau: Họ, tên, số định danh cá nhân hoặc tên, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của pháp nhân; số tiền, giá trị tài sản hoặc sức lao động đóng góp được quy thành tiền và tỷ lệ phần đóng góp.

Điều 9. Quyền, nghĩa vụ của các thành viên
Quyền của thành viên:
– Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp tác.
– Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng hợp tác, quản lý, giám sát hoạt động của tổ hợp tác.
– Rút khỏi tổ hợp tác khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác hoặc theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng
– Các quyền khác theo quy định pháp luật
Nghĩa vụ của thành viên:
– Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động của tổ hợp tác.
– Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
– Thực hiện các quy định trong hợp đồng hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và bảo đảm lợi ích chung của tổ hợp tác.
– Góp đủ và đúng thời hạn tài sản, công sức đã cam kết tại hợp đồng hợp tác.
– Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật
2. Các thành viên có quyền yêu cầu đại diện tổ hợp tác báo cáo các nội dung liên quan tới tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác
Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể hình thức kiểm tra, giám sát của thành viên đối với tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.

Điều 10. Điều kiện, quy trình chấm dứt tư cách thành viên
1. Tư cách thành viên tổ hợp tác bị chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động;
b) Thành viên tổ hợp tác là cá nhân chết, hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết;
c) Thành viên tổ hợp tác là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
d) Thành viên tổ hợp tác tự nguyện rút khỏi tổ hợp tác;
đ) Thành viên tổ hợp tác vi phạm nghiêm trọng quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật khác có liên quan.
2. Quy trình chấp dứt tư cách thành viên tổ hợp tác thực hiện
a) Tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) tổng hợp và đề xuất danh sách các thành viên tổ hợp tác bị chấm dứt tư cách thành viên tại cuộc họp thành viên gần nhất để các thành viên tổ hợp tác xem xét, quyết định;
b) Tư cách thành viên tổ hợp tác sẽ bị chấm dứt nếu có hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành và được ghi vào biên bản cuộc họp, ghi cụ thể tỷ lệ phần trăm (%) số thành viên tán thành;
c) Tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) thay mặt tổ hợp tác thông báo cho toàn thể thành viên tổ hợp tác về việc chấm dứt tư cách thành viên, gạch tên thành viên ra khỏi tổ hợp tác trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc họp thành viên tổ hợp tác.

Điều 11. Đại diện của tổ hợp tác trong xác lập, thực hiện giao dịch
1. Đại diện của tổ hợp tác trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự là cá nhân hoặc pháp nhân được các thành viên tổ hợp tác đồng ý ủy quyền xác lập và thực hiện giao dịch dân sự.
2. Nội dung, thời hạn và phạm vi của người đại diện theo ủy quyền của các thành viên tổ hợp tác do các thành viên tự thỏa thuận và phải được lập thành văn bản trừ trường hợp pháp luật có liên quan quy định khác, có chữ ký của người được ủy quyền và một trăm phần trăm (100%) tổng số thành viên tổ hợp tác.
3. Trong trường hợp cần thiết, tổ hợp tác có trách nhiệm thông báo với các bên liên quan về người đại diện theo ủy quyền của các thành viên tổ hợp tác, nội dung, thời hạn và phạm vi đại diện.
4. Người đại diện và các thành viên tổ hợp tác phải tuân thủ các quy định về đại diện từ Điều 138 đến Điều 143 của Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
5. Người đại diện của tổ hợp tác phải được toàn bộ thành viên tổ hợp tác đồng ý ủy quyền.
6. Người đại diện của tổ hợp tác có thể là bất kỳ thành viên tổ hợp tác nào hoặc không phải là thành viên tổ hợp tác, tùy theo thỏa thuận của thành viên tổ hợp tác.

Điều 12. Tổ trưởng tổ hợp tác
1. Tổ trưởng tổ hợp tác được bầu trong số các thành viên tổ hợp tác, tại cuộc họp thành viên tổ hợp tác khi được hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tán thành.
2. Tổ trưởng tổ hợp tác tổ chức, điều hành hoạt động của tổ hợp tác theo phạm vi, nhiệm vụ được quy định trong hợp đồng hợp tác.
3. Tổ trưởng tổ hợp tác phải đáp ứng các điều kiện ghi trong hợp đồng hợp tác, không trái với các quy định pháp luật.
4. Tổ trưởng tổ hợp tác là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch khi được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền theo quy định pháp luật.

Điều 13. Ban điều hành tổ hợp tác
1. Thành viên ban điều hành tổ hợp tác được bầu từ các thành viên tổ hợp tác, tại cuộc họp thành viên tổ hợp tác và được hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tán thành, số lượng thành viên ban điều hành là số lẻ, do tổ hợp tác tự quy định.
2. Ban điều hành chịu trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ quản lý, điều hành tổ hợp tác theo sự phân công của tổ trưởng tổ hợp tác và phải được các thành viên tán thành.

Điều 14. Chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
b) Mục đích hợp tác đã đạt được;
c) Không duy trì số lượng thành viên tối thiểu 2 thành viên theo quy định;
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan;
e) Theo thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác.2. Việc chấm dứt hoạt động của tổ hợp phải được một trăm phần trăm (100%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, thể hiện bằng biên bản họp tổ hợp tác, có chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) và các thành viên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động, kèm biên bản cuộc họp thành viên tổ hợp tác đến cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạt động.

Điều 15. Giải quyết tranh chấp
1. Tranh chấp giữa các thành viên tổ hợp tác trong phạm vi của hợp đồng hợp tác được ưu tiên giải quyết tranh chấp nội bộ tại tổ hợp tác; trường hợp các thành viên tổ hợp tác không tự thương lượng được thì giải quyết tranh chấp thông qua trung gian hòa giải hoặc thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án, trọng tài.
2. Tranh chấp giữa tổ hợp tác với các tổ chức, cá nhân khác được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Điều khoản thi hành
1. Hợp đồng hợp tác này đã được thông qua tại cuộc họp thành viên Tổ hợp tác … ngày …. tháng …. năm …..
2. Các thành viên của tổ có trách nhiệm thi hành Hợp đồng hợp tác này.
3. Mọi sự thay đổi hợp đồng hợp tác phải được …% thành viên thống nhất thông qua.
(Hợp đồng hợp tác có thể quy định cụ thể tỷ lệ đa số tổ viên thống nhất thông qua từ trên 50% đến 100%.)

Chúng tôi, gồm tất cả thành viên tổ hợp tác thống nhất và ký tên vào Hợp đồng hợp tác này:

STTHọ và tênNgày, tháng, năm sinhChữ ký (hoặc điểm chỉ)
INgười đại diện của tổ hợp tác
IITổ trưởng
IIIBan điều hành (nếu có)
1
2
…….
IVThành viên
1
2
3
…..

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan