Thứ tư (11/09/2024)

Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế và các ví dụ

Khả năng áp dụng công nghiệp là gì?
⮚ Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể: 
– thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt hoặc áp dụng lặp đi lặp lại, và 
– thu được kết quả ổn định 

Trường hợp nào không có khả năng áp dụng công nghiệp?

(1) Trái với các quy luật tự nhiên: Sản phẩm hoặc quy trình hoạt động trái với các quy luật của tự nhiên và các nguyên lý cơ bản của khoa học. Ví dụ: động cơ vĩnh cửu

(2) Không ứng dụng được trong thực tế: Các đối tượng mà về bản chất là không khả thi trong thực tiễn, mặc dù về lý thuyết có thể thực hiện được, bị coi là không có khả năng áp dụng. 
Ví dụ: Phương pháp ngăn chặn sự gia tăng của tia cực tím làm phá huỷ tầng ozon bằng cách bọc toàn bộ bề mặt trái đất bằng một màng chất dẻo hấp thụ tia cực tím

(3) Có chứa mâu thuẫn nội tại: Đối tượng có chứa mâu thuẫn nội tại hoặc bao gồm các yếu tố, thành phần không có mối liên hệ kỹ thuật với nhau hoặc không thể liên hệ được với nhau nhằm đạt được mục đích đề ra. 
Ví dụ: Sáng chế đề xuất hợp kim chứa kim loại A và kim loại B mà tổng hàm lượng phần trăm (%) của (A + B) > 100%

(4) Hoàn toàn không có hoặc thiếu các chỉ dẫn để thực hiện đối tượng: Đơn hoàn toàn không có hoặc thiếu các chỉ dẫn quan trọng, do đó người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng không thể thực hiện được đối tượng nêu trong đơn. 
Ví dụ: Việc chỉ ra trong đơn rằng một chất có các đặc tính sinh học hữu ích nhưng không nêu ứng dụng thực tế của chất đó, sẽ bị coi là thiếu các chỉ dẫn thực hiện

(5) Không thực hiện lặp lại được: Chỉ có thể thực hiện được các chỉ dẫn về đối tượng trong một số giới hạn lần thực hiện, hoặc kết quả thu được từ các lần thực hiện không đồng nhất với nhau, hoặc kết quả thu được khác với kết quả nêu trong đơn

(6) Cần có kỹ năng đặc biệt để thực hiện đối tượng: Để có thể thực hiện được đối tượng, ngoài những hiểu biết về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng và các kiến thức thông thường, người thực hiện phải có kỹ năng đặc biệt và kỹ năng đó không thể truyền thụ hoặc chỉ dẫn cho người khác được. Ví dụ: Phương pháp ném bóng mạnh đặc trưng bởi cách thức cầm quả bóng giữa các ngón tay và ném

(7) Sản phẩm sử dụng những điều kiện đặc biệt trong tự nhiên: Sản phẩm được tạo ra nhờ sử dụng những điều kiện tự nhiên riêng biệt và không thể di dời được. 
Ví dụ: Hệ thống phát điện sử dụng thác Bạc

(8) Phương pháp phẫu thuật trên cơ thể người hoặc động vật không nhằm mục đích chữa trị 
Không thể áp dụng hàng loạt!!! 
Ví dụ: Phương pháp phẫu thuật với mục đích thẩm mỹ; Phương pháp phẫu thuật để loại những dị vật ra khỏi cơ thể động vật sống

(9) Phương pháp đo các thông số sinh lý trên cơ thể người và động vật ở những giới hạn chịu đựng
Phương pháp này đặt người và động vật ở những giới hạn chịu đựng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho người và động vật; người và động vật khác nhau có thể chịu được là khác nhau.
Ví dụ: Phương pháp đo khả năng chịu lạnh của người hoặc động vật bằng cách giảm từ từ nhiệt độ cơ thể của người hoặc động vật

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan