Thứ Sáu (29/03/2024)

Mã số vùng trồng? Thủ tục cấp mã số vùng trồng?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Mã số vùng trồng là gì? Các quy định cơ bản về mã số vùng trồng theo quy định pháp luật

Mã số vùng trồng là gì?

Mã số vùng trông là một trong những khái niệm mới hiện nay. Theo quy định tại Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19 tháng 8 năm 2022, của Bộ Nông nghiệp và PTNT giải thích như sau:

2. Thuật ngữ và định nghĩa
2.1. Vùng trồng: Là một vùng sản xuất một hoặc nhiều loài cây trồng, có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm sản xuất được kiểm soát chung bởi một tiêu chuẩn hoặc quy trình sản xuất cho mỗi loài cây trồng hoặc nhóm cây trồng.
2.2. Mã số vùng trồng: Là mã số định danh cho một vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.

Theo đó, mã số vùng trồng là mã số định danh của một khu vực nhất định được Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau Nhập khẩu trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật (Cục BVTV) cấp.

Tại sao phải đăng ký mã số vùng trồng? Hiện tại, khi xuất khẩu nông sản, một số thị trường sẽ yêu cầu nông sản có mã số vùng trồng để đảm bảo truy xuất về nguồn gốc. Vì vậy, việc đăng ký mã số vùng trồng có tác dụng tăng giá trị nông sản và đảm bảo đáp ứng yêu cầu của phía nhập khẩu.

Điều kiện thiết lập vùng trồng

Theo Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19 tháng 8 năm 2022, của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định

3.1. Các yêu cầu của vùng trồng
a) Quy mô tối thiểu:
– Cây trồng lâu năm: 01 ha.
– Cây hằng năm: 0.1 ha
b) Vùng trồng đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12.
c) Có đầy đủ thông tin theo mẫu số 01 Phụ lục 1 và cập nhật theo vụ/chu kỳ thu hoạch các thông tin về truy xuất nguồn gốc (Phụ lục 2), đối tượng cây trồng, tên giống cây trồng, diện tích, tiêu chuẩn (quy trình) áp dụng, sản lượng dự kiến, thời gian dự kiến thu hoạch, thị trường dự kiến tiêu thụ (vào đầu vụ/chu kỳ thu hoạch) và sản lượng chính thức khi kết thúc thu hoạch, sau khi đã được cấp mã số vùng trồng.
3.2. Mã số vùng trồng
Kết cấu của mã số vùng trồng như sau:
VN-Mã tỉnh/Tp.-Quận/huyện-Phường/xã -cơ sở sản xuất-Năm cấp
Mã tỉnh/Tp., quận/huyện, phường/xã sử dụng mã số các đơn vị hành chính theo quy định của Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam và các văn bản cập nhật, bổ sung mã số của các đơn vị hành chính mới. Tỉnh/Tp., quận/huyện, phường/xã xác định theo địa chỉ vùng trồng của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp mã số.
Mã cơ sở sản xuất: Do các tỉnh/thành phố quy định thống nhất theo số thứ tự từ 01 đến hết.
Năm cấp: Lấy hai số cuối của năm cấp mã số vùng trồng
Ví dụ: VN-66-650-24370-94-21 (Việt Nam-Đắk Lắk: 66-Krông Năng: 650-Ea Tân: 24370-số cơ sở cấp: 94-năm cấp: 2021)

Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng thực hiện theo TCCS 74:2020/BVTV

Thủ tục cấp mã số vùng trồng

3.3. Thực hiện cấp/cấp lại, đình chỉ, hủy bỏ mã số vùng trồng
3.3.1. Cơ quan cấp, quản lý mã số vùng trồng của tỉnh/Tp.
Cơ quan thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng là cơ quan được UBND tỉnh/Tp. giao nhiệm vụ cấp, quản lý mã số vùng trồng gọi tắt là Cơ quan cấp mã số vùng trồng.
3.3.2. Các bước cấp/cấp lại, đình chỉ, hủy bỏ mã số vùng trồng
a) Tổ chức/cá nhân (gọi tắt là cơ sở) gửi giấy đăng ký theo mẫu số 01 Phụ lục 1 đến Cơ quan cấp mã số vùng trồng.
b) Cơ quan cấp mã số vùng trồng thực hiện kiểm tra mức độ đáp ứng theo yêu cầu của mục 3.1 đối với các thông tin đã cung cấp theo mẫu số 01 Phụ lục 1.
– Không thực hiện kiểm tra thực tế đối với các trường hợp vùng trồng đã được cấp giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 hoặc được chứng nhận một trong các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong trồng trọt như: VietGAP, 4C, Rainforest Alliance, GlobalG.A.P, ASIAGAP, ASEANGAP…, tiêu chuẩn hữu cơ, tiêu chuẩn sản xuất bền vững và đáp ứng yêu cầu của điểm a, c mục 3.1.
– Thực hiện kiểm tra thực tế tại vùng trồng đăng ký với các trường hợp còn lại: theo mẫu 02 Phụ lục 1, nội dung biên bản cần ghi rõ vùng trồng đã đáp ứng các yêu cầu của mục 3.1 chưa, trường hợp chưa đáp ứng cần nêu rõ tiêu chí chưa đáp ứng và đề nghị cơ sở khắc phục, trường hợp cần thiết có thể tiến hành kiểm tra thực địa đối với hành động khắc phục của cơ sở.
Có thể thực hiện việc cấp mã số vùng trồng trước và thực hiện hậu kiểm, thời gian hậu kiểm đối với trường hợp này không quá 6 tháng kể từ ngày cấp.
c) Cấp mã số vùng trồng
Vùng trồng đáp ứng các yêu cầu của mục 3.1 sẽ được cấp mã số theo quy định của mục 3.2 và mẫu số 03 Phụ lục 1.

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Địa danh, ngày … tháng …… năm ……

GIẤY ĐĂNG KÝ CẤP/CẤP LẠI MÃ SỐ VÙNG TRỒNG
Kính gửi: (Cơ quan cấp mã số vùng trồng tỉnh/Tp.)

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp mã số:………………………………………………………………..
Người đại diện:……………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ của tổ chức/cá nhân:…………………………………………………………………………………….
Địa chỉ vùng trồng1: ………………………………………………………………………………………………..
Mã số doanh nghiệp/số căn cước công dân2:……………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………………………………….Email: …………………………………………………..
2. Tổng diện tích của cơ sở (ha): ………………………………………………………………………………
3. Diện tích canh tác (ha): ………………………………………………………………………………………..
4. Lý do (đối với trường hợp cấp lại)3:………………………………………………………………..
5. Thông tin về vùng trồng

TTVị trí, tọa độ các điểm sản xuất4Đối tượng cây trồng5Diện tích (ha)Sản lượng dự kiến (tấn)Hình thức canh tác6Tiêu chuẩn áp dụng7Thị trường dự kiến tiêu thụ
1       
2       
       

6. Tài liệu kèm theo
– Sơ đồ vùng trồng;
– Danh sách các hộ nông dân (đối với trường hợp vùng trồng có nhiều hộ), bao gồm các thông tin: đối tượng cây trồng, diện tích, sản lượng dự kiến đối với từng hộ;
– Bản sao giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn đã áp dụng hoặc giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đủ điều kiện đảm bảo ATTP/bản cam kết đảm bảo ATTP trong sản xuất hoặc Quy trình sản xuất của các doanh nghiệp liên kết sản xuất đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.
Đề nghị …………………………….… (tên cơ quan cấp mã số vùng trồng tỉnh/Tp.) …….. cấp mã số vùng trồng cho cơ sở.
Tôi xin cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định về cấp mã số vùng trồng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã kê khai ở trên./.

 CHỦ CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

___________________

1 Ghi cụ thể đến ấp, thôn, xã, huyện của vùng trồng.
2 Kèm theo bản chụp căn cước công dân/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3 Trường hợp thay đổi thông tin về vùng trồng: ghi cụ thể thông tin thay đổi (thông tin đã cấp và thông tin thay đổi) đối với các thông tin có thay đổi trong mục 5.
4 Việc xác định vị trí, tọa độ các điểm sản xuất sẽ được hướng dẫn theo phần mềm cấp, quản lý mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt do Bộ NN&PTNT xây dựng.
5 Ghi cụ thể cây trồng, giống cây trồng, cây trồng chính (có diện tích lớn nhất) đối với trường hợp vùng trồng có từ 2 cây trồng trở lên.
6 Canh tác ngoài trời/trồng trong nhà kính, nhà lưới/thủy canh
7 Ghi cụ thể các tiêu chuẩn đang áp dụng, ví dụ: VietGAP, GlobalG.A.P, PGS…, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Cam kết sản xuất nông sản an toàn theo quy định.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan