Thứ Năm (25/04/2024)

Phân biệt cổ phần và cổ phiếu

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Cổ phần và cổ phiếu là gì? So sánh, phân biệt cổ phần với cổ phiếu. Tính chất của cổ phần và cổ phiếu

Cổ phần và cổ phiếu là hai khái niệm thường gặp trong công ty cổ phần hoặc gặp trên thực tế tuy nhiên hai khái niệm này không phải là một? Về mặt pháp lý hai khái niệm này được hiểu như thế nào? Có gì giống và khác nhau?

Khái niệm cổ phần, cổ phiếu

Cổ phần là gì?

Cổ phần là phần vốn điều lệ được chia nhỏ nhất trong công ty cổ phần (điểm a khoản 1 điều 111 Luật doanh nghiệp 2020) cổ phần được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu, người nắm giữ cổ phần được gọi là cổ đông.

Cổ phiếu là gì?

Cố phiếu theo quy định tại khoản 1 điều 121 luật doanh nghiệp 2020 giải thích như sau:

Điều 121. Cổ phiếu
1. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó….

Ngoài ra, tại luật chứng khoán 2019 cũng có định nghĩa

Điều 4. Giải thích từ ngữ
1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
c) Chứng khoán phái sinh;
d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
2. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

Như vậy, theo quy định có thể thấy cổ phiếu là hình thức thể hiện của cổ phần (cũng là một loại chứng khoán). Cổ phần là nội dung của cổ phiếu. Đây là hai khái niệm luôn đi kèm với nhau.

Tính chất của cổ phần, cổ phiếu

Về mệnh giá:

Cổ phần không có mệnh giá cố định, do là phần chia nhỏ nhất trong công ty cổ phần nên mệnh giá do các cổ đông tự thoả thuận. Mệnh giá của cổ phần tối thiểu là 1 đồng/cổ phần. Trên thực tế áp dụng đã có công văn của Sở KHĐT thành phố Hà Nội số 3495/KH&ĐT-ĐKKD ngày 12/06/2018 về việc hỏi giá trị cổ phần tối thiểu là 10.000 VNĐ/cổ phần do mệnh giá tờ tiền nhỏ nhất là 100VNĐ nhưng chúng tôi chưa có căn cứ trả lời của Bộ KHĐT. Theo đó, việc áp dụng mệnh giá cổ phần nhỏ nhất vẫn có thể là 1 đồng/cổ phần do việc thanh toán có thể thực hiện qua ngân hàng.

Cổ phiếu có mệnh giá là 10.000 VNĐ (Khoản 2 Điều 13 Luật chứng khoán 2019).

Ví dụ: giá trị cổ phần là 1.000 VNĐ/cổ phần thì 1 cổ phiếu của công ty tối thiểu là 10 cổ phần.

Giá trị pháp lý

Cổ phần là căn cứ về việc góp vốn trong công ty cổ phần, có nhiều loại cổ phần khác nhau tuỳ thuộc vào thoả thuận của các cổ đông sáng lập khi thành lập công ty. Sổ cổ đông là tài liệu chứng minh việc sở hữu cổ phần trong các CTCP

Cổ phiếu là căn cứ về việc sở hữu cổ phần. Cố phiếu thường được sử dụng bởi các công ty đã lên sàn chứng khoản (quy định trong luật chứng khoán)

Xem thêm:
Cổ đông là gì? Các loại cổ đông theo quy định
Sổ đăng ký cổ đông


Các hình thức của cổ phần trong công ty cổ phần

Trong công ty cổ phần có các loại cổ phần khác nhau. Tuy nhiên về hình thức thì có các hình thức cổ phần như:
– Cổ phần đã bán
– Cổ phần được quyền chào bán
– Cổ phần chưa bán
Cụ thể về các loại cổ phần này được quy định tại điều 112 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

Cổ phần đã bán là số cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.
Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông đăng ký mua

Theo quy định này, nếu tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp các CĐSL đã mua hết cổ phần thì chỉ có cồ phần đã bán và cổ phần được quyền chào bán bằng 0. Tuy nhiên thời hạn góp vốn trong công ty cổ phần là 90 ngày kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh do đo nếu việc góp vốn sau khi thành lập doanh nghiệp thì số cổ phần được quyền chào bán sẽ đúng bằng vốn điều lệ/mệnh giá cổ phần.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan