Thứ tư (11/09/2024)

Hợp đồng lao động là gì? Các loại hợp đồng lao động?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Khái niệm hợp đồng lao động theo luật lao động 2019? Các loại hợp đồng lao động mới nhất

Hợp đồng lao động là gì?

Hợp đồng lao động là văn bản giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động và được lập theo những yêu cầu nhất định trước khi tiến hành công việc. Nội dung của hợp đồng lao động được quy định tại luật lao động 2019 và phải đáp ứng được các nội dung cụ thể: Theo điều 14 Bộ luật lao động 2019:

Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Ngoại trừ trường hợp có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói theo khoản 2 điều 14 đối với các công việc có thời hạn tạm thời dưới 1 tháng. Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

Các loại hợp đồng lao động

Theo điều 20 bộ luật lao động 2019 chỉ còn hai loại hợp đồng lao động gồm hợp đồng xác định thời hạn và không xác định thời hạn

Điều 20. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Đây là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Đây là loại hợp đồng lao động áp dụng với các công việc có tính chất thường xuyên, lâu dài nhằm ổn định lao động trong doanh nghiệp. Loại hợp đồng này có ưu điểm là tạo ra môi trường lao động ổn định, công việc có thể được duy trì lâu dài. Với đặc điểm như vậy nên trong thực tế có rất nhiều trường hợp chủ sử dụng lao động không muốn kí hợp đồng không xác định thời hạn bởi vì: Khi tham gia ký kết loại hợp đồng này, chủ sử dụng lao động phải đảm bảo công việc cho người lao động lâu dài. Tuy nhiên trong kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy chủ sử dụng lao động thường giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn với người lao động hơn.

Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Như vậy nếu như hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trong hợp đồng không đề cập đến thời hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng thì trong hợp đồng này chủ sử dụng lao động và người lao động phải thỏa thuận rõ một thời hạn hợp đồng nhất định.Thời hạn của hợp đồng như trên chính là điểm khác biệt căn bản để phân biệt hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Những điểm lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn

Về hình thức hợp đồng: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn phải được giao kết bằng văn bản. Nếu như hai bên giao kết hợp đồng lao động  xác định thời hạn nhưng lại giao kết bằng lời nới thì hợp đồng lao động đã giao kết không có giá trị pháp lý. Sở dĩ khi giao kết hợp đồng này Bộ luật lao động năm 2019 bắt buộc người sử dụng lao động và người lao động phải lập thành văn bản là vì khi hai bên giao kết hợp đồng này thường là để làm công việc có tính chất tương đối ổn định như: kế toán, hành chính, nhân viên maketting…. Mặt khác, những công việc này đòi hỏi trách nhiệm của người lao động khá nhiều. Do đó người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản để ghi nhận quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên.

Thời hạn hợp đồng lao động xác định thời hạn

Hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến dưới 36 tháng.Trong trường hợp hợp đồng hết thời hạn, Căn cứ khoản 2, điều 20 Bộ luật lao động năm 2019 ,trường hợp người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Hiện tại luật lao động 2019 đã bỏ loại hợp đồng lao động mùa vụ nên chỉ còn 2 loại hợp đồng lao động

Nội dung chủ yếu của một hợp đồng lao động hoàn chỉnh

Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Trong trường hợp cần sửa đổi hợp đồng có thể bổ sung bằng cách làm hợp đồng mới hoặc bổ sung phụ lục của hợp đồng lao động. Phụ lục hợp đồng lao động được nêu rõ tại điều 22 của Luật lao động 2019 như sau:

Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

Như vậy, có thể hiểu phụ lục hợp đồng lao động là một phần của hợp đồng có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng lao động. Việc soạn thảo hợp đồng lao động có ý nghĩa giúp quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động trở lên chặt chẽ hơn, hợp đồng lao động do luật sư soạn sẽ tránh được rủi ro pháp lý về hành chính cũng như tranh chấp xảy ra với người lao động và người sử dụng lao động.

Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết hợp đồng lao động?
– Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
– Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Số: …./HĐLĐ-…

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20… tại trụ sở công ty…….; địa chỉ………… Chúng tôi gồm có:

BÊN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (Gọi tắt là bên A)
CÔNG TY………………………………………
Mã số doanh nghiệp:…………………………..
Trụ sở chính:  ……………………………………………………………………….
Đại diện theo pháp luật:…………………………………………………………….

NGƯỜI LAO ĐỘNG (Gọi tắt là bên B)
Ông/Bà: ………….…………         Giới tính:……
Ngày sinh:…../…/……               Quốc tịch: ………..
Số CMND: ……………..              Ngày cấp…/…/…….       Nơi cấp:……………..
Nghề nghiệp: ………….………….………….………….………….………….……………..
Hộ khẩu thường trú: ………….………….………….………….………….……………….
Chỗ ở hiện nay:………………………………………………………………………

Căn cứ vào nhu cầu tuyển dụng của bên A và khả năng của bên B đối với công việc bên A dự kiến tuyển dụng. Qua quá trình xét duyệt hồ sơ, phỏng vấn trực tiếp tại công ty, Chúng tôi thoả thuận ký kết “Hợp đồng lao động” với những điều khoản như sau:

Điều 1:  Nội dung công việc, địa điểm làm việc
1.Nội dung công việc
Chức danh:……………..
Công việc cần thực hiện:………………………………………………………………..
1.2. Địa điểm làm việc
Địa điểm làm việc: Bên B có thể làm việc tại TP Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Hải Dương tùy thuộc vào yêu cầu cung cấp hàng của khách hàng và chiến lược kinh doanh của công ty.

Điều 2. Thời hạn của hợp đồng.
Hợp đồng thử việc này có thời hạn : 12 tháng (Mười hai tháng), từ ngày…tháng…năm 20… đến ngày… tháng…năm 20…

Điều 3. Mức lương, chế độ phụ cấp và hình thức trả lương, phụ cấp.
3.1. Mức lương và phụ cấp lương.
– Lương cơ bản: 3.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba triệu đồng)
– Phụ cấp lương: hưởng theo quy chế của công ty
3.2. Hình thức trả lương và phụ cấp.
– Lương và phụ cấp lương được thanh toán qua chuyển khoản.
– Thời gian thanh toán: Bên A thánh toán lương cơ bản và phụ cấp lương vào ngày 15 hàng tháng, lương thưởng theo doanh số thanh toán vào ngày 25 hàng tháng.

Điều 4. Chế độ nâng bậc, nâng lương
Chế độ nâng bậc, nâng lương áp dụng theo quy chế thang bảng lương của công ty.

Điều 5. Chế độ làm việc
– Thời giờ làm việc: 48 giờ/tuần (sáng từ 8h đến 12h, chiều từ 13h30′ đến 17h30′);
– Nghỉ hàng tuần: 01 ngày (Chủ Nhật)
– Được cấp phát những dụng cụ: Sổ, đồng phục, điện thoại.
– Phương tiện đi lại làm việc: Cá nhân tự túc;
– Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 6:Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động
6.1. Quyền lợi của người lao động.
 Được bên A thanh toán các khoản lương và phụ cấp theo đúng thỏa thuận tại điều 3 của hợp đồng này.
– Được hưởng chế độ làm việc theo quy định tại điều 4 của hợp đồng này.
– Được đào tạo các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng tìm kiếm khách hàng….

6.2. Nghĩa vụ của người lao động.
– Hoàn thành những nội dung đã cam kết và những công việc được nêu trong Hợp đồng này.
– Nộp văn bằng, chứng chỉ và những giấy tờ cần thiết (Bản sao có chứng thực) cho Công ty ngay khi ký hợp đồng lao động này.
– Chấp hành nội quy lao động, an toàn lao động, kỷ luật lao động …..
– Tuyệt đối không sử dụng khách hàng của công ty để trục lợi cá nhân;

Điều 7: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động
7.1. Nghĩa vụ của người lao động:
– Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều khoản trong hợp đồng;
– Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng này;
7.2. Quyền hạn của người lao động:
– Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc);
– Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, và nội quy lao động của Công ty.

Điều 8: Giải quyết tranh chấp
– Các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng này sẽ được giải quyết thông qua thương lượng trên tinh thần hợp tác.
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên có thể đề xuất sửa đổi hợp đồng cho phù hợp với thực tế. Trong trường hợp sửa đổi hai bên có thể lập phụ lục hợp đồng.

Điều 9: Điều khoản thi hành
– Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng thử việc này thì áp dụng theo quy định của nội quy lao động và pháp luật lao động;
– Hợp đồng thử việc này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và có hiệu lực kể từ ngày …. tháng …. năm ….

NGƯỜI LAO ĐỘNGNGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan