Thứ Ba (16/04/2024)

Phạm tội do dùng chất kích thích

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Dùng các chất kích thích như rượu, bia, đá rồi phạm tội có bị xử lý hay không?

Thời gian gần đây dư luận xôn xao về những vụ án hết sức thương tâm được gây ra bởi những người sử dụng ma tuý, bia rượu gây ra. Vậy hành vi phạm tội do những người sử dụng rượu bia, chất kích thích mạnh gây ra sẽ bị xử lý như nào.

Phạm tội do dùng chất kích thích

Theo quy định tại Điều 13 BLHS năm 2015 Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác

Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự gây ra và mọi hành vi phạm tội đểu bị xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên Bộ luật hình sự cũng có các quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đó là tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự có nguyên nhân từ việc mắc bênh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi tồn tại dưới 2 dạng như sau:

Dạng thứ nhất: Bệnh tâm thần hoặc bệnh khác hay còn gọi là chứng rối loạn sức khỏe tâm thần, đề cập đến một loạt tình trạng sức khỏe tâm thần – các chứng rối loạn ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và hành vi. Đặc điểm chung của dạng này có nguyên nhân khách quan, tức là người bệnh hoàn toàn không mong muốn và nó diễn ra một cách tự nhiên có thể do sự tác động từ yếu tố di truyền hoặc do môi trường. BLHS quy định những trường hợp mặc bệnh do các yếu tố này là những người mất năng lực hành vi do đó họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mà họ gây ra.

Dạng thứ hai: Do tác động của yếu tố chủ quan dẫn đến hình thành bệnh tâm thần hoặc bệnh khác. Nguyên nhân hình thành nên tình trạng này đó là do sử dụng các chất cấm trong đó có ma túy. Dưới góc độ y học, có thể nhận thấy ma túy và các chất ma túy gồm nhiều loại khác nhau, nhưng nói chung được xếp vào 2 nhóm là ức chế và kích thích thần kinh trung ương (não bộ). Heroin thuộc nhóm ức chế thần kinh trong khi hầu hết các ma túy còn lại thuộc nhóm kích thích (đá, lắc, cỏ Mỹ, tem giấy, cocain…).

Xử lý hình sự do phạm tội do dùng chất kích thích mạnh

Nguyên nhân hình thành “Ảo giác” do sử dụng chất kích thích mạnh hoàn toàn không phải là hình thành một cách tự nhiên mà nhờ sự tác động của một chất bị Nhà nước cấm nhưng người phạm tội vẫn sử dụng đó là hành vi cố ý, vì vậy, xác định việc sử dụng ma túy gây ra ảo giác, ảnh hưởng hệ thần kinh không phải là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự.

Phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khách không những phải chịu trách nhiệm hình sự mà trong trường hợp nhất định phải chịu trách nhiệm hình sự nặng hơn so với những trường hợp bình thường. Đó là những trường hợp khi thực hiện một số công việc có tính chất đặc biệt, luật cấm người thực hiện công việc đó sử dụng rượu, bia, chất kích thích như việc điều khiển ô tô, tàu thuỷ, tàu bay, tàu hoả,…

Ngoài ra đối với người hoặc nhóm người phạm tội trong trường hợp sử dụng chất kích thích, ma tuý có thể khởi tố thêm về tội danh tương ứng như tội “Tàng trữ trái phép chất ma tuý” (Điều 249), tội “Mua bán trái phép chất ma tuý” (Điều 251).

Ngày 1/1/2020 tới đây, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực, sẽ là cơ sở pháp lý để hạn chế tình trạng sử dụng rượu, bia trái phép, đồng thời cũng có ý nghĩa trong việc giảm thiểu số vụ vi phạm pháp luật do bia rượu gây ra.

Bồi thường do dùng chất kích thích

Khi dùng chất kích thích như uống rượu sau, dùng ma túy… nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định tại Điều 596 Bộ Luật dân sự 2015

Điều 596. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Theo đó, việc bồi thường thiệt hại do sử dụng chất kích thích được thực hiện như sau:

– Nếu người gây thiệt hại tự mình uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích khác và tự đưa mình vào tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì họ hoàn toàn phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vì trước đó người này hoàn toàn nhận thức được về hành vi của mình nhưng họ đã có lỗi trong việc tự đưa bản thân vào tình trạng mất khả năng nhận thức do đó họ phải tự chịu trách nhiệm đối với hậu quả do hành vi của bản thân gây ra

– Nếu người gây thiệt hại là do bị người khác cố ý cho họ dùng rượu hoặc chất kích thích khác mà gây ra thiệt hại thì người đã cố ý cho người đó dùng rượu hoặc chất kích thích khác phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ví dụ: M và N cùng ăn uống ở một nhà hàng. M cố ý cho rượu vào đồ uống của N nhưng N không biết, khi N uống say phá hỏng đồ đạc của nhà hàng khi đó M là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với đồ đạc trong nhà hàng do N phá hỏng.

Theo thông tin bạn đưa ra thì bạn chỉ mời anh A uống rượu nhưng anh A hoàn toàn có thể từ chối nhưng A đã uống say dẫn tới mất khả năng nhận thức gây nên hậu quả làm thiệt hại tài sản của nhà hàng, đây không phải là hành vi cố ý dùng rượu ép người khác uống làm họ không kiểm soát được hành vi của mình mà gây thiệt hại cho người khác. Vì thế trong trường hợp này bạn hoàn toàn không có lỗi nên không phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Khi A làm hỏng đồ đạc trong nhà hàng khi đó A có thể thỏa thuận với chủ nhà hàng về mức bồi thường thiệt hại đối với những tài sản bị hư hỏng dựa trên căn cứ sau:

Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài các thiệt hại thực tế, nếu người gây thiệt hại có thể phải bồi thường về tinh thần nếu có xâm phạm về sức khỏe hoặc danh dự, nhân phẩm của phía bị thiệt hại.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan