Thứ Năm (28/03/2024)

Tội không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm tới tính mạng

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Gặp người tai nạn nguy hiểm tới tính mạng không cứu bị xử phạt như thế nào? Không cứu giúp người khác bị xử lý như thế nào

Trong nền kinh tế thị trường với nhịp sống hối hả như hiện nay đã khiến cho con người nhiều khi sống vội, sống gấp mà không quan tâm tới những người xung quanh. Không cứu giúp người khác khi họ gặp nạn là hành vi đáng bị xã hội lên án. Tùy vào mức độ nguy hiểm của người bị nạn và khả năng cứu giúp của người thấy người đang trong tình trạng nguy hiểm mà người không cứu giúp người găp nguy hiểm đến tính mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”. Điều 132 Bộ luật hình sự năm 2017 quy định về tội này như sau:

Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Về chủ thể: chủ thể của tội này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.

Về khách thể: đối tượng tác động là xử sự cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Xử sự cứu giúp người này là nghĩa vụ được luật quy định và trong trường hợp thực hiện tội phạm, chủ thể đã tác động là biến dạng sử xự hợp pháp này.

Mặt chủ quan: Lỗi cố ý gián tiếp “Người phạm tội nhận thức và thấy trước được hậu quả có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (có ý thức chấp nhận hậu quả đó)”. Người phạm tội biết được tình trạng nguy hiểm của người khác nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra bằng cách không hành động.

Mặt khách quan: Hành vi không cứu giúp người khác khi thấy người đó đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Tội phạm thực hiện bằng hành vi không hành động, người phạm tội nhận thức được người khác đang trong tình trang nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu giúp ngay thì hậu quả chết người có thể xảy ra.

Chủ thể có thể nhìn thấy, nghe thấy hoặc cảm nhận được tình trạng nguy hiểm của nạn nhân hoặc thông qua nguồn thông tin khác. Chủ thể phải có đủ điều kiện, đủ khả năng và cứu giúp nạn nhân nhưng không thực hiện hành vi cứu giúp.

Trường hợp người có điều kiện cứu giúp  và đã cố gắng thực hiện hành vi cứu giúp nạn nhân nhưng hành vi mà họ thực hiện không phù hợp hoặc không có hiệu quả hoặc trường hợp tuy người đó không cứu giúp nạn nhân nhưng vì một nguyên nhân nào đó nạn nhân không chết thì không cấu thành tội này.

Hình phạt: Mức hình phạt cơ bản của tội này là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Cấu thành tội phạm tăng nặng khi thuộc những trường hợp được quy định tại khoản 2 điều này. Khung hình phạt là phạt tù từ một năm đến năm năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung “cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm”.

Theo quy định của Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự như sau:

Chương 2: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người
– Tội cố ý không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Theo khoản 1 đây là hành vi phạm tội của người thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (sắp chết) hoặc có thể chết (như: sắp chết đuối; bị thương tích nặng do tai nạn giao thông gây ra…), tuy có điều kiện mà không cứu giúp (tức là có khả năng cứu giúp và sự cứu giúp không gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác) mà cố ý bỏ mặc, dẫn đến chết người.
– Theo khoản 2, người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm (như: cùng đi tắm ở sông, người biết bơi đùa nghịch làm cho người không biết bơi bị chới với sắp chìm mà không cứu vớt) hoặc là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp, có nghĩa vụ phải cứu giúp (như thủy thủ tàu đang đi trên sông, trên biển đối với người đang vật vờ trên mặt nước, bác sĩ đối với bệnh nhân đang cần cấp cứu…).

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan