Thứ Sáu (19/04/2024)

Lựa chọn tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Công ty khi khó khăn thì nên làm gì? Lựa chọn tạm ngừng kinh doanh hay giải thể công ty có lợi hơn?

Khi công ty rơi vào tình trạng khó khăn thì nên lựa chọn phương án tạm ngừng kinh doanh hay giải thể công ty? Phương án nào có lợi nhất cho công ty?

Các phương án ngưng hoạt động một công ty

Hiện tại, theo quy định có nhiều cách để ngưng một công ty cụ thể như sau:
– Tạm ngừng kinh doanh (tạm ngừng 1 năm, tối đa liên tiếp hai năm)
– Giải thể công ty (chấm dứt hoạt động vĩnh viễn của công ty)
– Không làm gì (công ty rơi vào trạng thái đóng mã số thuế và không thể hoạt động
– Phá sản công ty (thực tế, rất ít các công ty có thể thực hiện phá sản thành công )

Lựa chọn tạm ngừng kinh doanh

Về bản chất tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp đều có bản chất là doanh nghiệp không hoạt động kinh doanh nữa. Tuy nhiên như tên gọi “tạm ngừng kinh doanh”, “giải thể” đã nêu rõ giới hạn về mặt thời gian của hai hình thức này:

“Tạm ngừng kinh doanh” tức là doanh nghiệp chỉ tạm dừng một thời hạn nhất định sau đó sẽ quyết định tiếp tục kinh doanh hoặc ngừng hẳn luôn (giải thể). Theo quy định cũ thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là 2 năm. Tuy nhiên, nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định này. Vì vậy, mỗi lần tạm ngừng kinh doanh tôi đa 1 năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp (không giới hạn thời gian). Bên cạnh đó trong thời hạn ngừng hoạt động, doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động trở lại bất kỳ lúc nào chỉ cần tuân thủ quy định về việc thông báo xin hoạt động trở lại.

“Giải thể” tức là doanh nghiệp ngừng hoạt động luôn, không tồn tại nữa. Do đó nếu một thời gian sau này chủ doanh nghiệp muốn sử dụng tiếp công ty sẽ phải thành lập một công ty khác.

Xem thêm: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Lựa chọn giải thể công ty

Việc giải thể công ty tức là chấm dứt hoàn toàn hoạt động của công ty, việc giải thể công ty thực hiện qua ba bước:
Xác nhận không nợ thuế hải quan
– Thông báo giải thể và đóng mã số thuế
– Nộp hồ sơ giải thể
Đối với thủ tục giải thể, doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ đối với các chủ nợ, cơ quan nhà nước (nợ thuế, và người lao động)…do vậy, một số trường hợp công ty còn nợ thuế sẽ không thể tiến hành giải thể.

Lựa chọn không làm gì?

Khi không hoạt động mà không thông báo hoặc không nộp thuế người nộp thuế sẽ bị đưa vào trạng thái đóng mã số thuế. Xem ví dụ

Đóng mã số thuế

Trường hợp này nếu muốn tiếp tục hoạt động thì doanh nghiệp sẽ phải nộp đủ thuế, có trụ sở mới…Tuy nhiên, theo pháp luật hiện nay khi một doanh nghiệp bị đóng thì chủ sở hữu có thể lập doanh nghiệp mới để hoạt động. Do vậy, đây là một lỗ hổng của luật.

Xem thêm: Thủ tục mở mã số thuế

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan