Thứ Năm (18/04/2024)

Đái bậy, tiểu bậy, tè bậy phạt bao nhiêu tiền?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Mức phạt đối với hành vi đái bậy, tiểu bậy, tè bậy là bao nhiêu tiền? Hình thức xử phạt với các hành vi phóng uế tại nơi công cộng

Cam dai bay là một trong những nội dung hay được thấy tại các nơi công cộng ở Việt Nam. Tuy nhiên, với một số người hay “tiểu đường”, “đái đường” thì có vẻ thông báo này không có hiệu quả. Cùng AZLAW tìm hiểu về quy định và mức phạt liên quan tới các hành vi đái bậy, tiểu bậy, tè bậy nhé!

Mức phạt với hành vi tiểu tiện, đại diện bừa bãi

Theo quy định tại nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt với hành vi này như sau:

Điều 25. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
2. Hành vi thu gom, thải rác thải trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
b) Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

Theo đó đối với hành vi đái bậy, tiểu bậy, tè bậy mức phạt tiền cao nhất là 250 nghìn đồng và thấp nhất là 150 nghìn đồng. Trung bình, mức phạt sẽ là 200 nghìn đồng. Do vậy, Chúng ta nên lưu ý đối với hành động “xả nước cứu thân” để bảo vệ túi tiền của mình.

Ai có quyền xử phạt hành vi đái bậy?

Theo quy định tại điều 68 nghị định 45/2022/NĐ-CP thẩm quyền xử phạt thuộc về chủ tịch UBND các cấp và thanh tra về môi trường

Điều 68. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các lực lượng được quy định cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này trong phạm vi quản lý của mình;
b) Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này;

Nguyên nhân của hành vi đái bậy, tiểu bậy, tè bậy

Nguyên nhân chính của hành vi này vẫn là do y thức con người. Một số nguyên nhân khác có thể xác định do các trường hợp “bí” chỗ đi vệ sinh nhiều khi các đối tượng không thể tìm được một nơi phù hợp để giải quyết nhu cầu chính đáng này. Do vậy, các bức tường, cột điện…sẽ được coi là nơi giải quyết vấn đề cấp thiết.

Thiếu nhà vệ sinh công cộng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hành vi đáng xâu hổ này. Tại một số thành phố lớn và các tuyến được trung tâm người đi đường nếu mắc đi vệ sinh rất khó tìm được nơi giải quyết “nỗi buồn”, nhất là các tuyến đường ngoại ô vốn hiếm nhà vệ sinh công cộng.

Ngay các trục đường lớn cũng không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều người tiểu tiện ngay bên vệ đường, bụi rậm, chân cầu… Việc tìm được nhà vệ sinh công cộng là không dễ vì quá ít, thậm chí nhiều khu vực dân cư đông nhưng không có nhà vệ sinh công cộng.

Vì vậy, để giải quyết hành vi này không chỉ cần nâng cao ý thức người dân và cơ quan nhà nước cũng cần vào cuộc.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan