Xuất bản phẩm là gì? Điều kiện nhập khẩu xuất bản phẩm?
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Xuất bản phẩm là gì? Điều kiện nhập khảu xuất bản phẩm? Vấn đề quản lý xuất bản phẩm tại Việt Nam
Xuất bản phẩm là gì?
Xuất bản phẩm là những tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan tổ chức được cấp phép xuất bản. Cụ thể tại luật xuất bản 2012 giải nghĩa như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
Hiểu đơn giản, xuất bản phầm là các tài liệu mang kiến thức, thông tin về các lĩnh vực trong cuộc sống và được quản lý riêng theo pháp luật về xuất bản. Theo đó, kinh doanh xuất bản phẩm là kinh doanh cách sản phẩm nói trên.
Xuất bản phẩm không kinh doanh là gì? Xuất bản phẩm không kinh doanh là xuất bản phẩm được sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh cụ thể như: sử dụng nội bộ; quà tặng, quà biếu; hoặc các mục đích khác mà cụ thể là không kinh doanh.
Kinh doanh xuất bản phẩm kinh doanh là gì? Kinh doanh xuất bản phẩm là hoạt động mua bán, trao đổi xuất bản phẩm nhằm mục đích sinh lợi. Việc định nghĩa mục đích sử dụng xuất bản phẩm phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản.
Nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Đối với việc nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh từ nước ngoài, trước khi thực hiện thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu xuât bản phẩm không kinh doanh gồm:
– Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh trong đó nêu rõ thông tin đơn vị nhập khẩu, số lượng, nội dung chính của xuất bản phẩm, cửa khẩu nhập (Mẫu số 30 thông tư 01/2020/TT-BTTTT)
– Danh mục xuất bản phẩm không kinh doanh dự định nhập khẩu (3 bản) ghi rõ tên tiếng việt, tên tiếng nước ngoài, và nội dung tóm tắt
– Bản sao đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư
Trong vòng 15 ngày, nếu hồ sơ được phê duyệt sẽ ra kết quản là giấy phép nhập khẩu. Nếu không sẽ có giấy phép nhập 1 bản để thẩm định trước khi phê duyệt.
Nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh
Đối với việc nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh cần đáp ứng 2 điều kiện
– Do cơ sở kinh doanh xuất bản phẩm thực hiện
– Xuất bản phẩm được thẩm định trước khi nhập khẩu
Theo đó, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải có đội ngũ thẩm định có năng lực và người đứng đầu phải có bằng cấp chuyên môn liên quan tới xuất bản phẩm.
1. Ngành kinh doanh xuất bản phẩm là gì? Kinh doanh Xuất bản phẩm là ngành đào tạo nhân lực trình độ đại học có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật liên quan đến hoạt động xuất bản; Có kiến thức chuyên môn và kỹ năng tổ chức kinh doanh xuất bản phẩm. Có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm đối với sự nghiệp xuất bản và xã hội.
2. Việc làm sau khi tốt nghiệp ngành kinh doanh xuất bản phẩm?
– Làm việc trong hệ thống các nhà xuất bản, các đơn vị phát hành sách nhà nước và các đơn vị phát hành sách tư nhân từ Trung ương đến địa phương;
– Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm;
– Chuyên viên trong các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản: Cục Xuất bản; Vụ Báo chí- Xuất bản của Ban Tuyên Giáo trung ương; Phòng quản lý Báo chí- Xuất bản của Bộ Thông tin- Truyền thông, Sở Thông tin- Truyền thông; Thanh tra Báo chí – Xuất bản của Bộ và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố;
– Nhân viên tại các cơ quan nhà nước khác như
– Giáo viên, giảng viên giảng dạy các vấn đề liên quan đến Xuất bản- Báo chí truyền thông, kinh doanh thưong mại tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
– Các công ty quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện