Thứ tư (11/09/2024)

Phân biệt công ty luật và công ty tư vấn

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Hiện nay, một số công ty tư vấn quảng cáo là công ty luật nhưng không có chức năng tư vấn pháp luật dẫn tới sự nhầm lẫn của khách hàng và ảnh hưởng tới uy tín của các công ty luật nói riêng và giới luật sư nói chung.

Vậy làm sao để phân biệt công ty tư vấn (hoạt động kinh doanh) và công ty luật (hoạt động pháp luật)? Chúng ta cùng theo dõi bài viết sau của AZLAW:

Điều kiện tư vấn pháp luật

Theo quy định tại điều 18 nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định người thực hiện tư vấn pháp luật gồm

Điều 18. Người thực hiện tư vấn pháp luật
Người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:
1. Tư vấn viên pháp luật;
2. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;
3. Cộng tác viên tư vấn pháp luật.

Định nghĩa tư vấn viên pháp luật

Tư vấn viên pháp luật theo điều 19 nghị định 77/2008/NĐ-CP được định nghĩa như sau:

Điều 19. Tư vấn viên pháp luật
1. Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
b) Có Bằng cử nhân luật;
c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
2. Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi toàn quốc.

Định nghĩa cộng tác viên tư vấn pháp luật

Cộng tác viên tư vấn pháp luật được quy định tại điều 22 nghị định 78/2008/NĐ-CP

Điều 22. Cộng tác viên tư vấn pháp luật
1. Cộng tác viên tư vấn pháp luật phải có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 19 của Nghị định này. Người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân; người thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng có thể làm cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Cán bộ, công chức có thể làm cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh trong trường hợp việc làm cộng tác viên đó không trái với pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật theo hợp đồng cộng tác viên được ký kết giữa Trung tâm tư vấn pháp luật và cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Quyền, nghĩa vụ của cộng tác viên tư vấn pháp luật được quy định trong hợp đồng cộng tác viên.
3. Cộng tác viên tư vấn pháp luật chỉ được nhận vụ việc từ Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh.
Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.

Theo quy định trên thì tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên tư vấn pháp luật hoạt động tại các trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh trung tâm TVPL.

Định nghĩa luật sư

Đối với dịch vụ pháp lý do luật sư cung cấp theo điều 2, 4 luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012) quy định: 

Điều 2. Luật sư
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Điều 4. Dịch vụ pháp lý của luật sư
Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.

Theo đó, luật sư hoạt động tại các tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề theo tư cách cá nhân. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân chỉ được đăng ký cung cấp dịch vụ pháp lý cho công ty đó mà thôi. Do đó, luật sư hành nghề tư cách cá nhân không được chào giá, cũng cung cấp dịch vụ pháp lý ra ngoài công ty mình làm pháp chế. Do đó, các công ty tư vấn thì không được cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật.

Phân biệt công ty tư vấn với công ty luật, tổ chức hành nghề luật sư

1. Về tên đơn vị
Công ty tư vấn: hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp có tên dạng CÔNG TY TNHH (CỔ PHẦN) + TÊN RIÊNG hoặc CÔNG TY TNHH (CỔ PHẦN) TƯ VẤN + TÊN RIÊNG. Đôi khi còn có một số công ty dạng CÔNG TY TNHH LUẬT + TÊN RIÊNG. Nhưng đây không phải là các tổ chức được phép hành nghề luật sư
Công ty luật: Tên của công ty luật sẽ có dạng CÔNG TY LUẬT TNHH + TÊN RIÊNG. Ví dụ CÔNG TY LUẬT TNHH AZLAW VIỆT NAM

2. Về giấy phép
Công ty tư vấn: Giấy phép do phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư cấp về hoạt động dịch vụ chỉ có thể tư vấn và thực hiện các thủ tục hành chính KHÔNG được tư vấn pháp luật và cung cấp dịch vụ pháp lý
Công ty luật: Giấy phép đăng ký hoạt động tại sở tư pháp được phép tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý thực hiện bởi luật sư

Xử phạt hành nghề luật sư bất hợp pháp

Theo điều 92 luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012) quy định như sau

Điều 92. Xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư bất hợp pháp
1. Cá nhân không đủ điều kiện hành nghề luật sư mà hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào thì bị buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức không đủ điều kiện hành nghề luật sư mà hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào thì bị buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Do vậy, khách hàng lưu ý khi sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ tư vấn pháp luật liên hệ các đơn vị phù hợp để đảm bảo quyền lợi của mình

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan