Thứ Ba (16/04/2024)

Xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa. Các lưu ý khi xin giấy phép kinh doanh lữu hành nội địa

Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là một trong những ngành nghề có điều kiện theo quy định của Luật du lịch 2017. Để có thể hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện và yêu cầu nào? Thủ tục, hồ sơ, trình tự xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa cụ thể như thế nào?

Kinh doanh lữ hành nội địa là gì?

Theo quy định tại khoản 9 điều 3 luật du lịch 2017 quy định: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch“. Mặt khác, về phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại khoản 1 điều 30 quy định: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa“. Như vậy, có thể thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là việc xây dựng, tổ chức các tour du lịch cho khách hàng tại Việt Nam

Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa

Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa được quy định tại khoản 1 điều 31 Luật du lịch 2017 và điều 14 nghị định 168/2017/NĐ-CP như sau:
– Là doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp có ngành nghề về kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (hộ kinh doanh không được kinh doanh lữ hành nội địa)
Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng
– Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành gồm một trong các chuyên ngành
a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
b) Quản trị lữ hành;
c) Điều hành tour du lịch;
d) Marketing du lịch;
đ) Du lịch;
e) Du lịch lữ hành;
g) Quản lý và kinh doanh du lịch.
trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Tên ngànhMã ngành
Đại lý du lịch7911
Điều hành tua du lịch
Chi tiết:
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (Điều 30 Luật du lịch 2017)
7912
Mã ngành về hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa

Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa theo quy định tại Khoản 1 điều 32 luật du lịch 2017 gồm
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (Mẫu số 04 thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL)
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành

Trình tự xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa

Bước 1: Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa

– Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;
– Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
– Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
– Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
– Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
– Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;
– Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
– Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
– Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
– Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Đển với AZLAW khách hàng sẽ được tư vấn, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để thực hiện việc xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lư hành nội địa gồm các nội dung sau:
– Tư vấn  cho quý khách hàng các vấn đề liên quan đến kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
– Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép cho quý khách hàng theo quy định của pháp luật
– Soạn thảo các giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
– Liên hệ với ngân hàng để làm thủ tục ký quỹ cho khách hàng
– Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ xin giấy phép tại Sở du lịch

Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Về lựa chọn loại hình kinh doanh: tổ chức, cá nhân đầu tư vốn có thể thành lập công ty nào, việc lựa chọn hình thức thành lập nào sẽ phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố sau:
– Số lượng thành viên đầu tư góp vốn kinh doanh
– Phương châm, định hướng kinh doanh
Về vốn đầu tư: Ngành nghề kinh doanh này không có yêu cầu về vốn pháp định tuy nhiên mức ký quỹ tối thiểu 100 triệu đồng, do vậy vốn tối thiểu là 100 triệu động
Về ngành nghề kinh doanh: Công ty kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành nội địa bắt buộc phải có ngành nghề về kinh doanh lữ hành nội địa. Ngoài ra, Luật doanh nghiệp Việt Nam không hạn chế số lượng ngành nghề doanh nghiệp đăng ký. Do vậy, doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng ký thêm các ngành nghề được quy định trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg  mà mình dự định sẽ hoạt động trong tương lai.

Xem thêm: Cách tra mã ngành, nghề kinh doanh

Các lưu ý khi cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

1. Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa? Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa là 3.000.000 VNĐ theo quy định tại thông tư 33/2018/TT-BTC

2. Cơ quan nào cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa? Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

3. Thời hạn cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa? Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Du Lịch có trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa cho doanh nghiệp

4. Hộ kinh doanh có được phép kinh doanh lữ hành nội địa? Chỉ doanh nghiệp mới được kinh doanh lữ hành nội địa. Trường hợp hộ kinh doanh muốn kinh doanh lữ hành nội địa tham khảo chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

5. Ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa ở đâu? Doanh nghiệp có thể liên hệ ngân hàng bất kỳ để thực hiện ký quỹ và được cấp giấy chứng nhận ký quỹ theo mẫu 01 nghị định 168/2017/NĐ-CP. Khoản ký quỹ này sẽ không được rút trong suốt quá trình kinh doanh và hưởng lãi suất thông thường

6. Thời hạn của giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa? Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa không có thời hạn. Do vậy, giấy phép chỉ hết giá trị khi chủ doanh nghiệp có nhu cầu ngừng hoạt động kinh doanh

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan