Thứ bảy (02/11/2024)

Lỗi không gương phạt bao nhiêu tiền?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Với trường hợp xử phạt không gương đối với xe máy mức phạt sẽ là 150.000 VNĐ và không cần lập biên bản, cảnh sát giao thông có thể ra quyết định phạt trực tiếp và xe phiếu phạt để người vi phạm nộp phạt tại chỗ

Xin hỏi cảnh sát giao thông có quyền phạt lỗi không gương hay không? Đối với lỗi không gương mức phạt được quy định là bao nhiêu tiền? Tôi nghe nói lỗi không gương là lỗi phụ có đúng không xin luật sư hướng dẫn

Trả lời

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 53, điểm e khoản 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.

Như vậy, việc trang bị gương chiếu hậu là điều kiện tham gia giao thông bắt buộc đối với cả xe máy và ô tô. Về mức phạt đối với việc không lắp gương khi tham gia giao thông được quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Với xe máy: 

Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;

Với ô tô

Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;

Nhiều người vẫn lầm tưởng lỗi không gương là “lỗi phụ“, chỉ xử phạt kèm theo “lỗi chính“. Đây là quan niệm sai lầm bởi vì không có quy định nào về lỗi chính, lỗi phụ. Chỉ có thể hiểu đơn giản là lỗi phụ là lỗi phát hiện sau lỗi chính. Ví dụ: Sau khi bị dừng xe vì không gương phát hiện không mang theo bằng lái hoặc bảo hiểm.

Với trường hợp xử phạt không gương đối với xe máy mức phạt sẽ là 150.000 VNĐ và không cần lập biên bản, cảnh sát giao thông có thể ra quyết định phạt trực tiếp và xe phiếu phạt để người vi phạm nộp phạt tại chỗ không cần lập biên bản

1. Điều khiển xe máy một gương có bị xử phạt? Yêu cầu đối với xe máy chỉ cần gương chiếu hậu bên trái. Do vậy, nếu xe máy có gương chiếu hậu bên trái và không dùng gương bên phải thì vẫn không bị phạt.
2. Xe máy lắp gương thời trang có bị xử phạt? Đối với các loại gương thời trang (không có tác dụng sử dụng) thì vẫn bị xử phạt về lỗi gương không có tác dụng

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan