Thứ Tư (24/04/2024)

Thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được sửa đổi trong trường hợp nào? Hướng dẫn tài liệu, hồ sơ, quy trình sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Dịch vụ sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là gì? VBBH nhãn hiệu là một trong các tài liệu xác nhận việc nhãn hiệu đã được bảo hộ khi đăng ký nhãn hiệu.

Theo đó, nội dung văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có nhiều thông tin như: chủ giấy chứng nhận, địa chỉ…Khi có nhu cầu thay đổi các thông tin này. Chủ giấy chứng nhận phải làm thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ

Các trường hợp sửa đổi VBBH

– Thay đổi thông tin về tên/địa chỉ của chủ VBBH; thay đổi chủ VBBH (chuyển dịch quyền sở hữu do thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia tách, hợp nhất….).
– Yêu cầu ghi nhận thay đổi tổ chức đại diện SHCN.
– Yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ: sửa đổi một số chi tiết nhỏ nhưng không làm thay đổi đáng kể mẫu nhãn hiệu; yêu cầu giảm bớt một hoặc một số sản phẩm, dịch vụ.

Điều 97. Sửa đổi văn bằng bảo hộ
1. Chủ văn bằng bảo hộ, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý theo quy định tại Điều 88 của Luật này có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sửa đổi những thông tin sau đây trên văn bằng bảo hộ với điều kiện phải nộp phí, lệ phí:
a) Thay đổi, sửa chữa thiếu sót liên quan đến tên và quốc tịch của tác giả, tên và địa chỉ của chủ văn bằng bảo hộ, tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý;
b) Sửa đổi bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý; sửa đổi quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
2. Theo yêu cầu của chủ văn bằng bảo hộ, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm sửa chữa thiếu sót trong văn bằng bảo hộ do lỗi của cơ quan đó. Trong trường hợp này, chủ văn bằng bảo hộ, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không phải nộp phí, lệ phí.
3. Chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thu hẹp phạm vi quyền sở hữu công nghiệp; trong trường hợp này, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tương ứng phải được thẩm định lại về nội dung và người yêu cầu phải nộp phí thẩm định nội dung.

Xem thêm: Thủ tục sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ sửa đổi văn bằng bảo hộ

– Tờ khai yêu cầu sửa đổi VBBH (theo mẫu)
– Bản gốc VBBH;
– Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền); quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ (có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền);
– Tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của các cơ quan có thẩm quyền khác);
– Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi;
– 05 mẫu nhãn hiệu (nếu yêu cầu sửa đổi mẫu nhãn hiệu)
– 02 bản quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thế, 02 bản quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận);
– Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;
– Tài liệu khác (nếu cần).

Thời hạn xử lý: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn

– Phí, lệ phí:
+ Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi VBBH: 160.000 đồng/VBBH
+ Phí công bố Quyết định sửa đổi VBBH: 120.000 đồng/đơn 
+ Phí đăng bạ Quyết định sửa đổi VBBH: 120.000 đồng/VBBH
+ Phí thẩm định lại (nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ): tương ứng với phí thẩm định lần đầu: 550.000 đồng/nhóm

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan