Thứ sáu (11/10/2024)

Thủ tục xin lắp đặt biển chỉ dẫn

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Thủ tục, hồ sơ, trình tự lắp đặt biển chỉ dẫn. Cơ sở pháp lý và các vấn đề xoay quanh biển chỉ dẫn của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp muốn lắp biển chỉ dẫn chỉ đường vào công ty phải cắm các biển chỉ dẫn. Việc cắm và xin lắp đặt biển chỉ dẫn có cần xin cấp phép của cơ quan nào hay không? Trong bài viết này AZLAW sẽ phân tích các quy định khi lắp đặt biển chỉ dẫn

Căn cứ pháp lý về việc xin lắp đặt biển chỉ dẫn

– Luật quảng cáo 2012
– Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật quảng cáo 2012
– Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL hướng dẫn luật quảng cáo và nghị định 181/2013/NĐ-CP
– Thông tư 19/2013/TT-BXD ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quảng cáo ngoài trời
– Các văn bản quy hoạch của từng quận huyện cụ thể tại địa bàn xin lắp đặt biển chỉ dẫn

Hồ sơ xin chấp thuận việc lắp đặt biển chỉ dẫn

– Đơn đề nghị cấp giấy phép lắp đặt biển chỉ dẫn (Có xác nhận của phường nơi đặt trụ sở doanh nghiệp/ địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp)
– Mẫu (maket) quảng cáo in mầu thể hiện rõ nội dung quảng cáo, kích thước, tên đơn vị thực hiện quảng cáo, số giấy phép và thời hạn giấy phép do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cấp; có đóng dấu của tổ chức, chữ ký của cá nhân đề nghị cấp giấy phép (02 bản)
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoặc bản sao quyết định thành lập của tổ chức, doanh nghiệp
– Nếu trên biển chỉ dẫn có logo của đơn vị phải kèm bản sao giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu

Trình tự thủ tục lắp đặt biển chỉ dẫn

Bước 1: Tổ chức, cá nhân, đơn vị có nhu cầu lắp đặt biển chỉ dẫn, liên hệ với UBND phường, đăng ký lắp đặt biển chỉ dẫn.
Bước 2: UBND phường xác nhận vị trí lắp đặt cho tổ chức, cá nhân và  đơn vị có nhu cầu lắp đặt biển chỉ dẫn.
Bước 3: Tổ chức, cá nhân, đơn vị gửi hồ sơ đề nghị lắp đặt biển chỉ dẫn tại phòng Văn hóa và Thông tin Quận/Huyện.
Bước 4: Phòng Văn hóa và Thông tin quận phối hợp với BQLDAĐTXD và cơ quan, doanh nghiệp đề nghị lắp đặt biển chỉ dẫn thực hiện khảo sát vị trí lắp đặt:
– Nếu đủ điều kiện: Phòng Văn hóa và Thông tin quận tham mưu văn bản chấp thuận trình UBND quận ký gồm các nội dung: Vị trí, kích thước, mầu sắc, nội dung chỉ dẫn.
– Nếu không đủ điều kiện: phòng Văn hóa và Thông tin trả lời cơ quan, đơn vị, tổ chức được biết.
Bước 5: Căn cứ công văn chấp thuận, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên hệ với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, đơn vị lắp đặt để thống nhất nội dung thực hiện lắp đặt theo quy định.
Bước 6: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng phối hợp với đơn vị lắp đặt thực hiện lắp biển chỉ dẫn. Lập hồ sơ hoàn công gửi phòng Văn hóa và Thông tin, Đội Thanh tra giao thông vận tải, Đội thanh tra xây dựng, UBND phường sở tại để quản lý.  

Theo một số văn bản cũ việc cấp phép lắp đặt biển chỉ dẫn thực hiện tại Sở Giao Thông Vận Tải địa phương. Tuy nhiên, hiện tại việc cấp phép lắp đặt biển chỉ dẫn được thực hiện tại UBND cấp quận, huyện như quy định nêu trên. Khách hàng cần liên hệ trước với các UBND trước khi làm biển chỉ dẫn vì một số địa phương quy định có thể khác biệt. Nếu có vấn đề thắc mắc khách hàng vui lòng liên hệ để được hỗ trợ.

Đơn đề nghị lắp đặt biển chỉ dẫn

Xem thêm: Các hình thức quảng cáo

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan