Thứ Tư (08/05/2024)

Đình chỉ và thu hồi giấy phép tư vấn du học

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Trường hợp nào bị đình chỉ và thu hồi giấy phép tư vấn du học theo quy định của pháp luật? Các vấn đề đáng lưu ý khi hoạt động tư vấn du học

Tư vấn du học là một trong những ngành nghề có điều kiện phải đáp ứng tiêu chuẩn của pháp luật mới được thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên trong một số trường hợp các đơn vị hoạt động tư vấn du học sẽ bị đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép. AZLAW sẽ đưa ra một số trường hợp để khách hàng tham khảo, tránh được các rủi ro khi bị đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép tư vấn du học không đáng có.

Đình chỉ hoạt động kinh doanh tư vấn du học

Nếu các tổ chức hoạt động kinh doanh vi phạm một trong các trường hợp theo khoản 1 điều 109 nghị định 46/2017/NĐ-CP thì sẽ bị đình chỉ gồm các trường hợp dưới đây:
– Gian lận để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
– Không đáp ứng về điều kiện cấp phép tư vấn du học
– Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
– Cho thuê hoặc cho mượn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
– Một số trường hợp khác theo quy định cụ thể

Thủ tục đình chỉ hoạt động kinh doanh tư vấn du học:
– Khi tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có dấu hiệu vi phạm quy đã nêu ở trên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra; tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm và lập biên bản kiểm tra;
– Căn cứ vào mức độ vi phạm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được tư vấn du học, tổ chức và cá nhân liên quan. Quyết định đình chỉ phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
– Sau thời hạn bị đình chỉ, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được khắc phục, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có tờ trình đề nghị được kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trở lại gửi Sở Giáo dục và Đào tạo. Tờ trình nêu rõ việc khắc phục các nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ kèm theo các tài liệu minh chứng (nếu có);
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định tờ trình và các tài liệu minh chứng, trong trường hợp cần thiết Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra thực tế. Nếu đã khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trở lại, nếu không đủ điều kiện thì có văn bản thông báo và nêu rõ lý do, hướng giải quyết.

Thu hồi giấy phép tư vấn du học

Nếu các tổ chức hoạt động kinh doanh vi phạm một trong các trường hợp theo khoản 1 điều 110 nghị định 46/2017/NĐ-CP thì sẽ bị thu hồi giấy phép gồm các trường hợp dưới đây:
– Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bị giải thể theo quy định pháp luật;
-Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học vẫn tiếp tục hoạt động dịch vụ tư vấn du học;
– Hết thời hạn đình chỉ mà tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học không khắc phục được nguyên nhân;
– Một số trường hợp cụ thể khác theo quy định pháp luật
Quyết định thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải xác định rõ lý do thu hồi, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được tư vấn du học, tổ chức và cá nhân liên quan. Quyết định thu hồi phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan