Thứ Năm (25/04/2024)

Phân biệt văn phòng giao dịch và văn phòng đại diện

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Văn phòng giao dịch và văn phòng đại diện có gì khác nhau? So sánh văn phòng giao dịch và văn phòng đại diện

Kính gửi các anh chị luật sư, Công ty chúng tôi kính nhờ các luật sư tư vấn thêm như sau: Hiện nay công ty chúng tôi đăng ký kinh doanh tại một địa chỉ nhưng lại mở văn phòng làm việc ở một địa chỉ khác (ở cùng Phường, Quận, TPHCM) thì lập là văn phòng giao dịch hay văn phòng đại diện?  Nếu đặt là văn phòng giao dịch thì cần phải lập thủ tục gì khác về đăng ký kinh doanh hay không?

Trả lời:

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tới AZLAW, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của anh như sau: Văn phòng giao dịch và văn phòng đại diện của doanh nghiệp được quy định tại điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 như sau.

Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Luật doanh nghiệp không có quy định cụ thể về văn phòng giao dịch, tuy nhiên trên thực tế văn phòng giao dịch thường được thành lập dưới dạng địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Khác nhau giữa văn phòng đại diện và văn phòng giao dịch?

Văn phòng đại diện:

  • Không có chức năng kinh doanh, không phải nộp lệ phí môn bài do không có chứng năng kinh doanh
  • Thành lập phức tạp hơn cần họp hội đồng quản trị và ra quyết định
  • Có mã số thuế riêng là mã số doanh nghiệp kèm theo 001 002 ….

Xem thêm: Thành lập văn phòng đại diện

Địa điểm kinh doanh:

  • Có thể đặt được nhiều tên khác nhau (văn phòng giao dịch, kho hàng)
  • Đóng lệ phí môn bài 1.000.000 VNĐ/năm
  • Không có mã số thuế riêng nếu trực thuộc cùng địa phương, nếu khác địa phương thì địa điểm KD vẫn có mã số thuế riêng
  • Có thể dùng để hoạt động kinh doanh
  • Thủ tục thành lập đơn giản

Xem thêm: Thành lập địa điểm kinh doanh

Nên thành lập văn phòng giao dịch hay văn phòng đại diện

Với trường hợp anh cung cấp do đây là văn phòng làm việc ở địa chỉ khác với trụ sở chính thì anh nên thành lập dưới hình thức văn phòng giao dịch (địa điểm kinh doanh) để thuận tiện với hoạt động kinh doanh của mình.

Xem thêm: Phân biệt các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan