Phân biệt các đơn vị phụ thuộc của công ty (chi nhánh, vpdd, địa điểm KD)
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
So sánh, phân biệt các loại đơn vị phụ thuộc của công ty (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh)
Tùy vào nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn muốn mở thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện. Tuy nhiên, có gì khác nhau giữa các đơn vị này. Theo quy định tại điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 quy định
Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Chi nhánh: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh có thể thành lập tại bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam. Thường trong trường hợp có tiến hành hoạt động kinh doanh thì nên lựa chọn chi nhánh nếu ở địa phương cấp tỉnh khác với trụ sở chính.
Xem thêm: Thành lập chi nhánh công ty
Văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, không phải nộp lệ phí môn bài. Văn phòng đại diện trên thực tế chỉ có tính chất quan hệ khách hàng và giới thiệu sản phẩm là chính.
Xem thêm: Thủ tục thành lập văn phòng đại diện
Địa điểm kinh doanh: Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Theo điểm a Khoản 2 điều 31 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định
2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh
a) Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;
Xem thêm: Thành lập địa điểm kinh doanh
Nếu mục đích đơn thuần là kinh doanh thì chỉ cần mở thêm địa điểm kinh doanh, nếu bạn muốn một cơ sở có đầy đủ chức năng như doanh nghiệp thì nên chọn mở thêm chi nhánh. Một doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ở trong nước và nước ngoài.Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “chi nhánh”, “văn phòng đại diện”, địa điểm kinh doanh (Điều 20 Luật doanh nghiệp 2020). Trình tự, thủ tục lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh.
Tiêu chí | Chi nhánh | Địa điểm kinh doanh |
Định nghĩa | Định nghĩa tại Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp” | Theo định nghĩa tại luật doanh nghiệp 2020: “Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể” |
Thẩm quyền quyết định | Hội đồng thành viên/hội đồng quản trị | Đại diện theo pháp luật của công ty |
Hồ sơ | Có mã số thuế riêng | Có mã số thuế đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh (nếu không trực thuộc chi nhánh) |
Khai thuế | – Chi nhánh phải kê khai và nộp thuế riêng (trừ trường hợp không phát sinh doanh thu) – Có thể làm hoá đơn riêng hoặc sử dụng chung hoá đơn với công ty – Khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp nếu có phát sinh doanh thu, khai tập trung tại trụ sở chính nếu ko phát sinh doanh thu | – Địa điểm kinh doanh không phải kế khai nộp thuế, việc kê khai nộp thuế sẽ do chi nhánh hoặc công ty chủ quản thực hiện – Chỉ có thể sử dụng chung hoá đơn với công ty mẹ – Khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp nếu có phát sinh doanh thu, khai tập trung tại trụ sở chính nếu ko phát sinh doanh thu |
Nên lựa chọn thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh? Khi mở rộng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường băn khoăn nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh. Nếu trước đây theo quy định cũ địa điểm kinh doanh chỉ được thành lập tại địa bàn cấp tỉnh/thành phố nơi có chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh thì theo quy định hiện nay thì địa điểm kinh doanh có thể lập khác tỉnh với trụ sở chính mà không cần chi nhánh chủ quản. Tuy nhiên cần lưu ý địa điểm kinh doanh như sau:
– Địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh hoặc công ty thì không có mã số thuế
– Địa điểm kinh doanh khác tỉnh (không trực thuộc chi nhánh) sẽ phải đăng ký mã số thuế của địa điểm kinh doanh (13 số) để quản lý
Hiện nay, thủ tục lập chi nhánh thì việc cấp mã số thuế đã liên thông. Tuy nhiên việc cấp mã số thuế cho địa điểm kinh doanh thì hiện tại chưa được liên thông. Do vậy, việc lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh (6 ngày làm việc) thậm chí mất thời gian hơn so với lập chi nhánh (3 ngày làm việc) do việc cấp mã số thuế của địa điểm kinh doanh không thực hiện liên thông. Trường hợp địa điểm kinh doanh có mã số thuế 13 số việc khai thuế cũng tương tự như khai thuế đối với chi nhánh. Vì vậy, trước khi xác định nên lập địa điểm kinh doanh hay chi nhánh cần căn cứ nhu cầu của công ty và vị trí của địa điểm kinh doanh. Tuỳ vào mục đích thành lập mà có thể lựa chọn một trong hai loại hình này, nếu chưa rõ khách hàng vui lòng liên hệ AZLAW để được hỗ trợ