Thứ năm (19/09/2024)

Rủi ro khi sử dụng nhãn hiệu không đúng với nhãn đã đăng ký

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Sử dụng nhãn hiệu như thế nào cho đúng? Quy định pháp luật về việc sử dụng nhãn hiệu? Hướng dẫn sử dụng nhãn hiệu của đại diện sở hữu công nghiệp AZLAW.

Nhãn hiệu là gì? Theo luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Tuy nhiên, với nhãn hiệu đã đăng ký thì việc sử dụng nhãn hiệu như thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết.

Việc sử dụng nhãn hiệu trên thực tế của các công ty có thể có nhiều sai lầm. Tiêu biểu là vụ việc của Asanzo, theo đó nhãn hiệu đã đăng ký không được sử dụng mà sử dụng một nhãn hiệu khác tương tự với nhãn đã đăng ký. Tham khảo hình dưới đây:

Hiện tại, quy định về sở hữu trí tuệ KHÔNG CÓ quy định về việc chủ sở hữu nhãn hiệu được phép sử dụng nhãn hiệu tương tự với nhãn mình đã đăng ký. Việc sử dụng nhãn hiệu tương tự mà không sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký có thể gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đã đăng ký của cá nhân, tổ chức khác. Do vậy, người sử dụng có thể bị cáo buộc liên quan tới các xâm phạm về sở hữu trí tuệ và có thể phải bồi thường theo quy định pháp luật.

Xem thêm: Tranh chấp “asano, hình” và nhãn hiệu “Asanzo, hình”

Sử dụng nhẫn hiệu như thế nào? Để sử dụng nhãn hiệu đúng cách, đầu tiên là việc đăng ký nhãn hiệu. Để chắc chắn nhãn hiệu mình sử dụng là không vi phạm và được pháp luật bảo hộ, khách hàng nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Sau khi trải qua quá trình thẩm định và cấp văn bằng bảo hộ. Khách hàng có thể sử dụng nhãn hiệu mong muốn một cách bình thường. Tuy nhiên, cần lưu ý về việc sử dụng đúng nhãn mình đã đăng ký thay vì biến tấu hoặc thay đổi nội dung nhãn (dù là hình hay chữ). Trường hợp khách hàng muốn thay đổi nội dung, hình thức nhãn hiệu và muốn đảm bảo về vấn đề này cần thực hiện điều chỉnh văn bằng bảo hộ hoặc đăng ký dưới dạng nhãn hiệu mới. Để hỗ trợ tốt nhất vấn đề này khách hàng có thể liên hệ đại diện SHCN AZLAW để được hỗ trợ.

Mất nhãn hiệu do sử dụng không đúng cách? Một trong những lý do khác để cần sử dụng nhãn hiệu đúng cách là khách hàng có thể bị mất nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu gắn lên hàng hoá, dịch vụ của mình là một trong những căn cứ để xác định việc sử dụng nhãn hiệu. Theo quy định, cá nhân, tổ chức có thể yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bẳng bảo hộ nhãn hiệu do không được sử dụng nếu nhãn hiệu không được sử dụng trong vòng 5 năm. Như vậy, việc sử dụng một nhãn hiệu tương tự không có ý nghĩa về việc khách hàng sử dụng nhãn hiệu. Trong trường hợp này, một bên thứ ba có thể thực hiện thủ tục để chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đồng thời đăng ký lại nhãn hiệu và yêu cầu dừng thẩm định để vượt đối chứng trong trường hợp này. Trường hợp hồ sơ được chấp nhận, đơn vị có thể mất quyền sử dụng nhãn hiệu nói trên.

Vậy như thế nào là sử dụng nhãn hiệu đúng cách? Hiện tại, về mặt quy định không có định nghĩa cho việc sử dụng nhãn hiệu đúng cách. Tại Điều 5.C.2 của Công ước Paris, quy định về việc sử dụng nhãn hiệu như sau: “Việc chủ nhãn hiệu hàng hóa sử dụng nhãn hiệu theo mẫu khác biệt về chi tiết, nhưng không làm thay đổi tính phân biệt của nhãn hiệu theo mẫu đã được đăng ký tại một nước thành viên bất kỳ của Liên minh sẽ không dẫn tới việc đình chỉ đăng ký và không thể hạn chế sự bảo hộ đã dành cho nhãn hiệu”. Theo quy định này, việc thay đổi một số nội dung nhỏ nhưng không ảnh hưởng tới tính phân biệt thì vẫn có thể được chấp nhận. Tuy nhiên tại Việt Nam nhiều trường hợp đã được đưa ra toà để giải quyết tranh chấp vì người sử dụng đôi khi không thể phân biệt được những “thay đổi nhỏ” này có gây ảnh hưởng tới việc sử dụng nhãn hiệu hay không? Và người tiêu dùng cũng tương tự như vậy. Theo đó, để đảm bảo rủi ro pháp lý thì tốt nhất khách hàng nên đăng ký mới khi có nội dung thay đổi hoặc tham khảo các chuyên gia từ các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.

Một số khuyến cáo khi sử dụng nhãn hiệu khác với nhãn hiệu đã đăng ký:
– Đảm bảo không làm biến đổi đặc tính phân biệt của nhãn hiệu đã đăng ký như một số nội dung được ghi trong nhãn hiệu “không bảo hộ riêng…”. Đây là các thành phân không được bảo hộ trong nhãn hiệu hoàn toàn có thể lược bỏ
– Nộp đơn mới đối với nhãn đã thay đổi để được CQ có thẩm quyền đánh giá và cấp văn bằng bảo hộ
– Đăng ký thêm dưới dạng bản quyền tác giả để giảm nghĩa vụ chứng minh khi có tranh chấp
– Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu trước khi sử dụng (nếu muốn sử dụng sớm)
– Giám định tại Viện Khoa học và Sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu

Việc đăng ký nhãn hiệu không đồng nghĩa với việc hoàn toàn không có rủi ro. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp nên có một chuyên gia pháp lý và sở hữu trí tuệ để hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh của mình. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và theo đúng quy định được đưa ra.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan