Thứ Sáu (26/04/2024)

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì? Các dạng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp? Hình thức chuyển quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?

Quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với các đối tượng SHCN như: Nhãn hiệu, Kiểu dáng công nghiệp, Sáng chế, Giải pháp hữu ích….Theo đó, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có 3 quyền chính:
– Quyền sử dụng
– Quyền ngăn cấm
– Quyền định đoạt

Thông thường, quyền sở hữu công nghiệp có thể được chuyển nhượng hoặc chuyển quyền sử dụng (như một hình thức cho thuê). Trong bài viết này, AZLAW sẽ đưa ra các kiến thức về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp là gì?

Như giải thích ở trên, việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiêp là việc chủ của đối tượng đó (chủ sở hữu nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp….) cho người khác được phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của mình thông qua hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp và trả một khoản chi phí nhất định cho việc sử dụng đó.

Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN)

Đặc điểm:
– Hợp đồng thuê tài sản đặc thù => cho phép người khác sử dụng tài sản của mình trong một thời hạn nhất định với những điều kiện nhất định và thu phí
– Đối tượng: quyền SHCN
– Chủ thể: chủ sở hữu VBBH/bên nhận chuyển quyền sử dụng (hợp đồng sử dụng thứ cấp)
– Hiệu lực: Có hiệu lực theo thỏa thuận của hai bên; Hiệu lực với bên thứ ba khi được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước (trừ nhãn hiệu)
– Hình thức: lập thành văn bản, có chữ ký của các bên (và con dấu, nếu có)
– Phạm vi:
Đối tượng: sử dụng một phần hoặc toàn bộ đối tượng SHCN
Không gian: giới hạn về lãnh thổ
Thời gian: giới hạn về thời hạn cho phép sử dụng

Hạn chế:
– Chỉ dẫn địa lý, tên thương mại: không được chuyển giao
– Nhãn hiệu tập thể: không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải thành viên
– Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
– Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì về việc hàng hóa đó được sx theo hợp đồng sử dụng NH.
– Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo HĐ độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại Khoản 1 Điều 136 Luật SHTT.

Các loại hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp

Hợp đồng độc quyền:
– Chỉ bên nhận được sử dụng đối tượng SHCN
– Bên giao không được ký hợp đồng sử dụng với bất kỳ bên thứ ba nào,
– Bên giao chỉ được sd khi được sự cho phép của bên nhận

Hợp đồng không độc quyền:
– Bên giao có quyền sử dụng đối tượng SHCN
– Bên giao có quyền ký hợp đồng sử dụng không độc quyền với người khác

Hợp đồng sử dụng thứ cấp: Bên giao là bên nhận của một hợp đồng khác

Điều 143. Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm các dạng sau đây:
1. Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền.
2. Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác.
3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

Thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

Việc đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN theo điều 148, 149 luật sở hữu trí tuệ như sau:

Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
1. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
2. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên.
3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều này, trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba.
4. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.
Điều 149. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Hồ sơ đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
1. Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
2. Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;
3. Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
4. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung;
5. Chứng từ nộp phí, lệ phí;
6. Giấy ủy quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.

Lệ phí 590.000 VNĐ/Văn bằng cụ thể:
– Phí thẩm định: 230.000 VNĐ
– Phí đăng bạ: 120.000 VNĐ
– Phí công bố: 120.000 VNĐ
– Lệ phí cấp GCN: 120.000 VNĐ

Thời gian thẩm định: 2 tháng

Kết quả nhận được:
– Quyết định cấp GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN
– Cấp GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN
– Đóng dấu đăng ký vào 02 bản hợp đồng: 1 bản lưu hs,1 bản gửi cho người nộp đơn

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan