Thứ Sáu (19/04/2024)

Công văn phúc đáp sở hữu trí tuệ

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Công văn phúc đáp, trả lời cục sở hữu trí tuệ viết như thế nào? Mẫu công văn phúc đáp cục sở hữu trí tuệ. Hướng dẫn viết công văn phúc đáp cục SHTT

Công văn phúc đáp cục SHTT là gì?

Khi bạn thực hiện các thủ tục tại cục sở hữu trí tuệ (SHTT), trong nhiều trường hợp phía cục SHTT có những thông báo về việc sửa đổi đơn, từ chối đơn (chưa ra quyết định hành chính). Trường hợp này, bạn sẽ cần thực hiện việc trả lời cục bằng văn bản (thường gọi là công văn phúc đáp) trong đó nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý. Thường việc trả lời sẽ có thời hạn 2 tháng và cục SHTT sẽ căn cứ ý kiến trả lời hoặc không trả lời để ra quyết định liên quan tới đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đó.

Một số trường hợp cần viết công văn phúc đáp
– Khi nhãn hiệu bị từ chối (dạng thông báo) nhưng người nộp đơn cho rằng việc từ chối của cục SHTT là không đúng.
– Phúc đáp, trả lời lại các thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung của cục SHTT…
Vậy, việc viết công văn phúc đáp như thế nào? Trong bài viết này AZLAW sẽ hướng dẫn các bạn làm điều đó.

Xem thêm: Công văn yêu cầu ra thông báo thẩm định nội dung

Công văn phúc đáp trong quá trình thẩm định hình thức

Khi tiến hành nộp đơn sở hữu công nghiệp (SHCN), nếu trong quá trình thẩm định hình thức đơn chưa được chấp thuận sẽ có “dự định từ chối đơn“. Khi đó, người nộp đơn có thể làm công văn phúc đáp, trả lời về yêu cầu của cục. Nếu chấp thuận thì sửa đổi theo hướng dẫn, nếu không chấp thuận thì có thể làm văn bản trả lời chỉ rõ sai sót của cục SHTT.

Ví dụ:
– Đơn thiếu các tài liệu kèm theo (ủy quyền, xác nhận quyền nộp đơn, quyền ưu tiên)
– Đơn bị mờ, rách, nhòe….
– Thông tin chủ đơn chưa chính xác, chưa đầy đủ
– Mẫu nhãn chưa rõ ràng, chi tiết
– Danh mục sản phẩm chưa được phân loại chính xác theo Bảng phân loại Nice.
– Chủ đơn chưa đóng đủ phí và lệ phí.
Khi nhận được “dự định từ chối đơn” người nộp đơn có 1 tháng để trả lời hoặc sửa đổi. Nếu không, cục SHTT sẽ ra quyết định từ chối đơn.

Công văn phúc đáp trong quá trình thẩm định nội dung

Trong quá trình thẩm định nội dung nếu đơn bị từ chối thường sẽ có “thông báo kết quả XNND (từ chối)“. Do đây chưa phải quyết định từ chối cấp VBBH, do vậy người nộp đơn vẫn có thể trả lời cục SHTT. Trong nhiều trường hợp gặp thông báo từ chối và sau khi trả lời AZLAW đã được cục chấp thuận cấp văn bằng cho chủ sở hữu. Ví dụ: đăng ký thành công nhãn hiệu “Claro”. Như vậy, cục SHTT rất tôn trọng ý kiến người nộp đơn, khi có cơ sở chúng ta có thể trả lời cục dưới dạng công văn và nêu rõ ý kiến và căn cứ nếu có.

Cách soạn thảo công văn phúc đáp cục SHTT

Bước 1: Xác định rõ loại thông báo được nhận, xem xét ý kiến của cục SHTT và lý do cục đưa ra đã hợp lý chưa. Nếu ý kiến của cục là hợp lý thì làm theo hướng dẫn của cục (có thể không cần làm công văn), nếu ý kiến của cục SHTT chưa hợp lý thì tìm cơ sở để phản bác và chuẩn bị viết văn bản trả lời.

Bước 2: Về hình thức công văn phúc đáp nêu rõ các nội dung sau:
– Số thông báo của cục SHTT về nội dung cần phúc đáp
– Số đơn, chủ đơn và các thông tin liên quan tới đơn SHCN
– Thông tin đơn vị trả lời: chủ đơn hoặc tổ chức đại diện SHCN
– Trình bãy rõ ý kiến, cơ sở pháp lý, căn cứ để trả lời cho nội dung phúc đáp trong công văn


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 20…

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ

Nhãn hiệu: …., hình
Số đơn: 4-2016-…
Nhóm hàng hóa/dịch vụ: 25
Ngày nộp đơn: 28/04/2016
Chủ đơn: ….
Địa chỉ: ….. Xã Long Châu, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh

Trả lời văn bản số …/SHTT-NH1 về việc kết quả thẩm định nội dung

Thưa quý Cục, tôi nhận được văn bản số /SHTT-NH1 về kết quả thẩm định nội dung của đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu số 4-2016-Theo đó, đơn đăng ký của tôi không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ và sẽ bị từ chối với: Một phần nhãn hiệu. Cụ thể là: dấu hiệu đăng ký không được bảo hộ phần chữ “” vì tương tự với Đơn quốc gia số 4-2015- ngày ưu tiên 23/11/2015.

Tôi xin trình bày một số ý kiến sau:

Tại Chương I,Mục 5. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu của Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, điểm 39.8 quy định về việc đánh giá sự tương tự đến mức gây nhầm lẫn của dấu hiệu yêu cầu đăng ký với nhãn hiệu khác như sau:
“a) Để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác (sau đây gọi là “nhãn hiệu đối chứng”) hay không, cần phải so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa và hình thức thể hiện của dấu hiệu (đối với cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình), đồng thời phải tiến hành so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng theo quy định tại điểm này.”

Theo văn bản của quý cục, nhãn hiệu không được bảo hộ phần chữ “” do tương tự với đơn quốc gia số 4-2015- cụ thể như sau:
– Nhãn “” nhóm sản phẩm dịch vụ 25: Quần áo da; quần áo may sẵn; thắt lưng [trang phục]; mũ; dép; giày.
– Nhãn “” nhóm sản phẩm dịch vụ 25: Quần áo bơi; mũ bơi; quần áo thể thao

Qua kiểm tra thực tế một số nhãn hiệu đã được cấp văn bằng có một số trường hợp tương tự đã được cấp văn bằng với cùng phần chữ “” và “” như sau:

Số đơn: 4-2012-
Số bằng: 4--000
Nhóm 03: Mỹ Phẩm
Số đơn: 4-2016-
Số bằng: 4--000
Nhóm 03: Chế phẩm chăm sóc da (Mỹ phẩm)…
Số đơn: 4-2014-
Số bằng: 4--000
Nhóm 03: Mỹ phẩm
Nhóm 05: Dược phẩm
Số đơn: 4-1992-
Số bằng: 4--000
Nhóm 05: Dược phẩm (Nhãn hết hạn năm 2012 chưa hết 5 năm so với đơn số 4-2014-10405)

Như vậy, trên thực tế phần chữ “” và “” theo thông báo của quý cục chưa đến mức tương tự gây nhầm lẫn theo thông báo của quý cục. Kính đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ xem xét lại hồ sơ và chấp thuận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của tôi. Xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan