Thứ tư (11/09/2024)

Giao dịch dân sự với chính mình

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Giao dịch dân sự với chính mình là gì? Các vấn đề pháp lý xung quanh quan hệ dân sự với chính mình

Theo điều 116 bộ luật dân sự 2015 quy định “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự“. Đối với giao dịch dân sự là hợp đồng, phải có 2 chủ thể tham gia ký kết. Đối với những giao dịch dân sự thông thường, 2 chủ thể là những cá nhân/pháp nhân khác nhau, đại diện cho những lợi ích đối lập nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp 2 bên chủ thể thực hiện giao dịch là 1 cá nhân/pháp nhân sẽ là việc giao dịch dân sự với chính mình

Quy định khi giao dịch dân sự với chính mình

Khoản 3 điều 141 Bộ luật dân sự 2015 quy định về phạm vi đại diện như sau:

Điều 141. Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

Từ đó có thể thấy một cá nhân không được thực hiện giao dịch với chính mình trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Vậy, chúng ta phải xét đến việc “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác“. Luật doanh nghiệp 2020 quy định trường hợp khác trong quy định này như sau:

Trường hợp 1: Trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên, người đại diện theo pháp luật nhân danh công ty ký với chính mình phải được Hội đồng thành viên chấp thuận (Điều 67 Luật doanh nghiệp 2020)

Điều 67. Hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận
1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:
a) Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty;
b) Người có liên quan của những người quy định tại điểm a khoản này;

Ví dụ: Công ty TNHH ABC (có người đại diện theo pháp luật là ông G) góp vốn để trở thành thành viên công ty TNHH CDE. Công ty TNHH ABC muốn uỷ quyền cho ông G đại diện quản lý phần vốn góp của công ty ABC tại công ty CDE. Khi đó, công ty ABC phải được Hội đồng thành viên đồng ý Công ty ABC (do ông G đại diện) ký văn bản uỷ quyền cho ông G làm đại diện phần vốn góp của công ty ABC tại công ty CDE.

Đó là trường hợp pháp luật có quy định khác để ông G ký hợp đồng với chính mình nhưng với 2 tư cách: Người đại diện theo pháp luật của công ty – Chính bản thân ông G.

Trường hợp 2: Đối với công ty TNHH một thành viên quy định tại Điều 86 Luật doanh nghiệp

Điều 86. Hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan
1. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với những người sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định:
a) Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;
b) Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

6. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu với chủ sở hữu công ty hoặc người có liên quan của chủ sở hữu công ty phải được ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty.

Trường hợp 3: Trong công ty cổ phần theo quy định tại điều 162 luật doanh nghiệp:

Điều 162. Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận
1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:
a) Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;
b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;
c) Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật này.

Theo đó, pháp luật doanh nghiệp vẫn cho phép trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quyền nhân danh doanh nghiệp xác lập giao dịch với chính họ nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định, phải được Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông chấp thuận tùy vào loại hình doanh nghiệp. Ngoài ra, tại điều 142 bộ luật dân sự cũng quy định như sau

Điều 142. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện
1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
3. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Hợp đồng giữa hai công ty do cùng 1 người làm đại diện ký

Khoản 3 điều 141 Bộ luật dân sự quy định: “3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Xem thêm: Giám đốc công ty có được ký hợp đồng với chính mình

Một người có thể là người đại diện theo pháp luật của nhiều công ty. Do vậy nhiều trường hợp khi các công ty đó giao dịch với nhau, người đó sẽ đại diện cho cả 2 công ty để ký hợp đồng. Vậy hợp đồng đó ký có hiệu lực pháp luật không?

Theo quy định tại Khoản 3 điều 141 Bộ luật dân sự thì Hợp đồng này không có hiệu lực pháp luật. Trên thực tế, các công ty thường áp dụng cách sau: Một công ty uỷ quyền lại cho một người khác để ký hợp đồng. Cách làm này về hình thức đảm bảo theo quy định của pháp luật nhưng về bản chất cũng như việc một người làm đại diện cho hai công ty ký hợp đồng. Bởi, người được uỷ quyền thực hiện công việc theo uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật có quyền ký hợp đồng với công ty khác mà mình làm đại diện mới có thể uỷ quyền lại cho người khác.

Giải quyết hợp đồng vô hiệu: Điều 162 Luật doanh nghiệp quy định: “Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được ký kết hoặc thực hiện mà chưa được chấp thuận theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, gây thiệt hại cho công ty; người ký kết hợp đồng, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có liên quan phải liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.


Giám đốc công ty có thể ký hợp đồng với chính mình không?

Tôi vừa thành lập Công ty vận tải do chính tôi làm chủ (cá nhân) và đại diện doanh nghiệp (tôi làm Giám đốc Cty). Tôi có 06 chiếc xe do tôi đứng tên sở hữu. Tôi có thể ký hợp đồng thuê 06 chiếc xe trên để đưa vào hoạt động kinh doanh của Công ty được không (tôi đại diện công ty để ký hợp đồng với chính tôi). Tôi có lập 01 hợp đồng thuê căn nhà do tôi đứng tên sở hữu làm trụ sở công ty. Nhưng khi đem ra phòng công chứng thì bị từ chối vì cho rằng đại diện hai bên ký hợp đồng chỉ là một người. Như vậy ý kiến từ chối của phòng công chứng có đúng không? Chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Quý Công ty!

Trả lời

Căn cứ mục 3 điều 141 Bộ luật dân sự 2015 thì đối tượng đứng đại diện ở đây là cá nhân và pháp nhân, do vậy:
1. Công ty của anh không thể ký hợp đồng thuê xe với chính anh bởi cá nhân không được thực hiện giao dịch dân sự với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện. Để đưa các chi phí về xe vào công ty anh có thể đưa xe vào công ty với tư cách góp vốn. 
2. Trong trường hợp anh muốn ký hợp đồng cho thuê xe với công ty, anh phải làm giấy ủy quyền cho cá nhân khác ở công ty ký hợp đồng với anh. Khi đó người được ủy quyền sẽ nhân danh công ty ký hợp đồng thuê tài sản với anh.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan