Thứ Ba (30/04/2024)

Thành lập VPĐD nhà xuất bản nước ngoài

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Điều kiện, thủ tục, quy trình xin giấy phép văn phòng đại diện cho nhà xuất bản, cơ sở phát hành xuất bản phẩm ở nước ngoài?

Nhà xuất bản nước ngoài là gì?

Theo quy định tại khoản 1 điều 8 luật xuất bản 2012 quy định: “1. Nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp, tổ chức được thành lập tại nước ngoài hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực trong đó có xuất bản, phát hành xuất bản phẩm) được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép”. Theo đó, xuất bản phẩm được định nghĩa như sau:

4. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.

Đối với các trường hợp nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài khi thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam sẽ áp dụng quy định tại luật xuất bản và các văn bản hướng dẫn.

Điều kiện thành lập VPĐD nhà xuất bản nước ngoài

Để thành lập văn phòng đại diện nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tại điều 6 nghị định 195/2013/NĐ-CP:

Điều kiện thành lập
– Nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài;
– Nhân sự dự kiến bổ nhiệm làm người đứng đầu văn phòng đại diện phải thường trú tại Việt Nam, có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có trình độ đại học trở lên, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án;

Nội dung hoạt động
– Giới thiệu, trưng bày, triển lãm, quảng cáo hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam về tổ chức và xuất bản phẩm của nhà xuất bản hoặc của tổ chức phát hành xuất bản phẩm do mình đại diện;
– Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác, trao đổi về bản quyền, xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm cho nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm do mình đại diện.

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện NXB nước ngoài

Bước 1: Thành lập văn phòng đại diện

Hồ sơ: theo khoản 1 điều 7 nghị định 195/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 150/2018/NĐ-CP)
– Đơn đề nghị cấp giấy phép
– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm đang hoạt động hợp pháp tại nước đặt trụ sở chính
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học trở lên
– Phiếu lý lịch tư pháp và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh được phép thường trú tại Việt Nam của người đứng đầu văn phòng đại diện do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, trả lời sau 3 ngày làm việc nếu hồ sơ không hợp lệ
Cơ quan giải quyết: Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Xuất bản, In và Phát hành)
Ngôn ngữ: Tiếng Việt (nếu dùng tiếng nước ngoài thì phải có công chứng dịch)

Bước 2: Đăng ký mã số thuế cho văn phòng đại diện nhà xuất bản nước ngoài tại Cục thuế nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở

Bước 3: Khắc dấu và đăng ký mẫu dấu cho văn phòng đại diện nhà xuất bản nước ngoài tại Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan