Thứ Sáu (26/04/2024)

An toàn thực phẩm cơ sở sản xuất nước xốt

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất nước xốt? Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm với cơ sở sản xuất nước sốt.

Cơ sở sản xuất nước sốt do cơ quan nào quản lý?

Theo quy định tại điều 38 nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm an toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

Điều 38. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
4. Quản lý và phân cấp quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với sản phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Tại phụ lục III nghị dịnh 15/2018/NĐ-CP quy định

PHỤ LỤC III
DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM THỰC PHẨM; HÀNG HÓA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ)

TTTên sản phẩm/nhóm sản phẩmGhi chú
XGia vị 
1Gia vị đơn chất, hỗn hợp, gia vị có nguồn gốc động vật, thực vật (bột hương liệu từ thịt, xương, dạng bột, dịch chiết, mù tạt,…)Trừ gia vị đi kèm sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột (mì ăn liền, cháo ăn liền,…) do Bộ Công Thương quản lý
2Nước xốt và các chế phẩm làm nước xốt 
3Tương, nước chấm 
4Các loại quả thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, tươi, khô, xay hoặc nghiền 

Như vậy, có thể thấy về việc sản xuất các sản phẩm nước xốt và các chế phẩm làm nước xốt sẽ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện.

Chứng nhận ATTP cho cơ sở sản xuất nước xốt

Việc chứng nhận ATTP cho cơ sở sản xuất nước xốt được quy định tại điều 17 thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT (sửa đổi bởi thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT)

Điều 17. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Giấy chứng nhận ATTP)
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP: Là các cơ quan thẩm định quy định tại Điều 5 Thông tư này theo nguyên tắc cơ quan nào thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thì cơ quan đó cấp Giấy chứng nhận ATTP.
2. Giấy chứng nhận ATTP có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Mẫu Giấy chứng nhận ATTP quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm.
Đối với thành phần hồ sơ quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm, cơ sở gửi khi nộp hồ sơ hoặc cung cấp cho Đoàn thẩm định khi đến thẩm định thực tế tại cơ sở.
4. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm.

Việc giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản theo quy định tại điều 19 thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT (sửa đổi bởi thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT) như sau:

Điều 18. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm
1. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do chủ cơ sở xác nhận.
2. Đối tượng được cấp Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, gồm:
a) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh: Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản của cơ sở;
b) Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại các cơ sở.

Xem thêm: Tập huấn an toàn thực phẩm

Cơ quan thực hiện chứng nhận an toàn thực phẩm

Cơ quan được phân công theo Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 26/06/2022 của UBND Thành phố, bao gồm:
Cấp Sở: Tiếp nhận tại Bộ phận một cửa các chi cục theo lĩnh vực được phân công:
+ Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Địa chỉ: 143 Hồ Đắc Di, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội
+ Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Địa chỉ: Số 88, đường Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông, Hà Nội.
+ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Địa chỉ: Tổ 44, Phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
+Chi cục Thủy sản; Địa chỉ: xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Cấp huyện: tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện; phòng Kinh tế thực hiện.
– Thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật;
– Nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công, gửi hồ sơ bản giấy chính xác theo hồ sơ đã đăng ký qua mạng đến bộ phận một cửa trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo tiếp nhận hồ sơ.

Phí thẩm định: 700.000 VNĐ (Cơ quan kiểm tra địa phương thực hiện) theo thông tư 44/2018/TT-BTC

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan