Thứ Sáu (26/04/2024)

Bảo hộ nhãn hiệu theo chữ tiêu chuẩn hay chữ cách điệu?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa dịch vụ cùng loại được sản xuất bởi các doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế việc lựa chọn một nhãn hiệu để bảo hộ hoặc sử dụng cũng không đơn giản, vì vừa phải lựa chọn nhãn hiệu chưa có ai đăng ký

Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa dịch vụ cùng loại được sản xuất bởi các doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế việc lựa chọn một nhãn hiệu để bảo hộ hoặc sử dụng cũng không đơn giản, vì vừa phải lựa chọn nhãn hiệu chưa có ai đăng ký, mặt khác nhãn đó cũng phải có tính bảo hộ cao để khi đối thủ cạnh tranh không thể sử dụng các nhãn tương tự (hoặc gần giống) để đăng ký bảo hộ. Câu hỏi đặt ra ở đây là nên bảo hộ nhãn hiệu của mình theo chữ in tiêu chuẩn hay là cách điệu để có nhiều điểm khác biệt?

Nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn và chữ cách điệu là gì?

Lấy một ví dụ đơn giản về nhãn COCA COLA chắc ai cũng biết, nếu là nhãn chữ thì đơn giản chỉ là COCA COLA tuy nhiên thực tế nhãn hiệu trên các chai của hãng chữ COCA COLA được cách điệu một cách rất đặc biệt.

Nhãn hiệu cocacola được cách điệu phần chữ
Nhãn hiệu cocacola được cách điệu phần chữ

Ví dụ khác: VAIO (máy tính của SONY), Number 1 (nước tăng lực number 1)…khách hàng có thể tham khảo một số nhãn hiệu dưới đây:

Ví dụ về nhãn tiêu chuẩn và cách điệu

Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn và chữ cách điệu

Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu tiêu chuẩn và cách điệu theo bản phân biệt dưới đây:

Nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn
– Nhãn hiệu tiêu chuẩn được hình thành từ các chữ in hoặc số dạng đơn giản màu đen trắng
– Việc đăng ký nhãn hiệu tiêu chuẩn đồng nghĩa với việc chủ đơn xác lập việc bảo hộ nội dung cốt lõi của nhãn hiệu bao gồm kết cấu, phát âm (cách đọc), chữ cái và ý nghĩa của nhãn hiệu (nếu có)
– Quyền của chủ nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn khá rộng, việc thay đổi màu sắc của các dạng chữ này đều được bảo hộ vì nó ko làm mất đi giá trị bảo hộ nhãn do đó có thể hiểu nhãn tiêu chuẩn sẽ bảo hộ cho các dạng màu sắc khác của nhãn đó miễn là nó không xâm phạm một nhãn hiệu khác.
– Tuy nhiên, lưu ý ở chỗ việc sử dụng chữ cách điệu hoặc một cách trình bày độc đáo thì không vi phạm về phạm vi bảo hộ đã nêu ở trên (trường hợp này ít khi xảy ra nhưng không phải là không có)

Nhãn hiệu chữ cách điệu
– Hình thành từ cấu tạo từ các chữ cái, từ ngữ, chữ số được cách điệu hoặc hình họa hóa hoặc chứa màu sắc
– Nhãn hiệu chữ cách điệu vẫn được bảo hộ cả về mặt nội dung và hình thức. Tuy nhiên do có cách trình bày đặc sắc (có thể là kiểu chữ hoặc kiểu hình) nên hiệu lực bảo hộ sẽ cao hơn so với nhãn thông thường giúp chống lại các ý đồ của đối thủ cạnh tranh. Do đó nhãn chữ cách điệu sẽ bảo hộ cả về nội dung và cách thể hiện của nhãn hiệu
– Có một điều lưu ý khi đăng ký nhãn chữ cách điệu là quyền sử dụng nhãn hiệu sẽ bị hạn chế bởi chủ nhãn hiệu sẽ chỉ sự dụng được nhãn hiệu đúng như mẫu đã đăng ký mà không được tự do đăng ký và sử dụng nhãn hiệu theo một hình thức khác

Mối liên hệ giữa nhãn chữ tiêu chuẩn và nhãn chữ cách điệu

Một nhãn tiêu chuẩn không thể làm căn cứ hưởng quyền ưu tiên cho một nhãn cách điệu do cơ sở hưởng quyền ưu tiên là phải trên cùng một nhãn hiệu (giống nhau) tuy nhiên do hai loại khác nhau về kiểu chữ nên không được coi là một. Tuy nhiên nếu khác biệt nhỏ và một người tiêu dùng bình thường khó có thể phân biệt thì vẫn có thể xem xét chấp nhận để hưởng quyền ưu tiên

Nhãn hiệu chữ cách điệu thì vẫn có thể làm căn cứ hưởng quyền ưu tiên với nhãn chữ tiêu chuẩn do hệ quả của quyền sử dụng rộng rãi của chủ sở hữu nhãn hiệu này

Nhãn hiệu tiêu chuẩn không thể lấy làm đối chứng để từ chối nhãn chữ cách điệu vì hai nhãn bản chất khác nhau. Nếu nhãn không có khác biệt nhiều thì vẫn có thể đối chứng do người dùng bình thường không thể phân biệt được.

Nhãn hiệu tiêu chuẩn không thể làm chứng cho việc sử dụng một nhãn hiệu cách điệu thực tế không được sử dụng. Tuy nhiên một số nhãn hiệu chữ cách điệu lại có thể làm bằng chứng cho việc sử dụng trước so với nhãn chữ tiêu chuẩn do hệ quả của quyền sử dụng rộng rãi với chủ sở hữu nhãn hiệu

Quy định của Việt Nam về nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn và chữ cách điệu

Pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể hóa về nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn và nhãn hiệu chữ cách điệu. Việc thẩm định nội dung của nhãn chủ yếu dựa vào các căn cứ pháp luật chung của Luật sở hữu trí tuệ và quan điểm của các xét nghiệm viên khi thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Thực tế áp dụng cho thấy quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn cũng được mở rộng và giới hạn bởi hình thức chữ tiêu chuẩn đã đăng ký

Sự liên quan giữa nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn và nhãn hiệu chữ cách điệu cũng đã có sự áp dụng tương tự như phân tich ở trên. Tuy nhiên theo AZLAW các khái niệm này nên sớm được luật hóa trong các lần thay đổi bổ sung luật sở hữu trí tuệ sắp tới để có căn cứ cụ thể giúp việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu được rõ ràng hơn.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan