Khi nào nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt?
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi nào? Trường hợp nào được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng? Thủ tục chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng?
Nội dung bài viết
Nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh khi nào, giữa ai với ai?
Không có quy định về việc nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh khi nào, thời điểm phát sinh nghĩ vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ phát sinh giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng khi người được cấp dưỡng rơi vào hoàn cảnh không thể tự nuôi sống bản thân, không có tài sản riêng để nuôi sống bản thân, rơi vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu. Việc cấp dưỡng sẽ do người cấp dưỡng tự nguyện thực hiện hoặc do Tòa án buộc thực hiện nên ta có thể hiểu, nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh khi người được cấp dưỡng yêu cầu và có bản án, quyết định của Tòa án về việc buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đó.
Các trường hợp phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm:
– Con cái yêu cầu cha mẹ cấp dưỡng.
– Cha, mẹ yêu cầu con cái cấp dưỡng.
– Anh, chị, em yêu cầu cấp dưỡng với nhau.
– Ông bà nội, ông bà ngoại yêu cầu cháu cấp dưỡng.
– Cháu yêu cầu ông bà nội, ông bà ngoại cấp dưỡng.
– Cô, dì, chú, cậu, bác ruột yêu cầu cháu cấp dưỡng.
– Cháu yêu cầu cô, dì, chú, cậu, bác ruột cấp dưỡng.
Khi nào nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt?
Căn cứ theo quy định tại Điều 118 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật.
Hay nói cách khác, nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
– Người được cấp dưỡng đã thành niên, đã có đủ khả năng lao động và đã có tài sản riêng để tự nuôi mình.
– Người được cấp dưỡng đã thoát khỏi tình trạng khó khăn, túng thiếu.
– Người được cấp dưỡng hoặc người cấp dưỡng chết.
Xem thêm: Cấp dưỡng là gì?
Nghĩa vụ cấp dưỡng có bị gián đoạn không?
Nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về phương thức cấp dưỡng như sau: “Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. Vậy nên, nghĩa vụ cấp dường hoàn toàn có thể bị gián đoạn khi chính người thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế và không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, việc lâm vào tình trạng khó khăn phải do hai bên thỏa thuận, nếu hai bên không thỏa thuận được sẽ do Tòa án giải quyết để tránh tình trạng bên cấp dưỡng tẩu tán tài sản để tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.
Thủ tục chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Không có quy định về việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Thực tế, việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm: tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và bị Tòa án buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Trường hợp tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: Khi có một trong các căn cứ tại Điều 118 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng tự động chấm dứt.
- Trường hợp bị Tòa án buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: Trong bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án sẽ bao gồm thời hạn cấp dưỡng. Sau khi hết thời hạn bản án đưa ra hoặc người cấp dưỡng lựa chọn cấp dưỡng một lần, nghĩa vụ cấp dưỡng tự động chấm dứt.
Câu hỏi thường gặp
Việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, trong đó quy định: “Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc một lần”. Hay nói cách khác, người có nghĩa vụ cấp dưỡng hoàn toàn có thể cấp dưỡng một lần toàn bộ số tiền cần cấp dưỡng. Sau khi đã chi trả toàn bộ số tiền cấp dưỡng, người cấp dưỡng không còn nghĩa vụ cấp dưỡng nữa.
Hai bên có thể thỏa thuận việc chấm dứt cấp dưỡng trong trường hợp việc cấp dưỡng là tự nguyện, không có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.