Thứ hai (11/11/2024)

Quy định về cầm cố tài sản

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Cầm cố tài sản là gì? Thủ tục, quy trình cầm cố tài sản. Quyền và nghĩa vụ các bên đối với thủ tục cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là một trong các biện pháp bảo đảm của luật dân sự 2015. Trong bài viết này AZLAW tập trung phân tích về quy định cũng như các đặc điểm của cầm cố tài sản.

Cầm cố tài sản là gì?

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Khác với thế chấp, cầm cố có hiệu lực khi chuyển giao tài sản. bên nhận cầm cố có thể trực tiếp giữ tài sản cầm cố hoặc ủy quyền cho bên thứ ba. Tuy nhiên trường hợp ủy quyền, bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong cầm cố tài sản

Quyền bên cầm cố

  • Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp bên nhận cầm cố do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
  • Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
  • Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
  • Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

Nghĩa vụ của bên cầm cố

  • Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
  • Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
  • Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Quyền của bên nhận cầm cố

  • Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.
  • Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.
  • Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
  • Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
  • Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
  • Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
  • Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố

Tài sản cầm cố có thể do bên nhận cầm cố giữ hoặc ủy quyền cho bên thứ ba. Khi bên thứ ba cầm giữ tài sản cầm cố để xảy ra mất mát, hư hỏng, giảm sút giá trị thì các quyền và nghĩa vụ được xác lập giữa bên thứ 3 và bên nhận cầm giữ qua hợp đồng cầm giữ.

Còn đối với vật hao mòn tự nhiên ta không áp dụng quy định này. Hao mòn tự nhiên là tình trạng giảm sút về số lượng, chất lượng, giá trị tài sản ngoài ý muốn của con người trong quá trình sử dụng, bảo quản tài sản.

Bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố

Trường hợp bên nhận cầm cố bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trái với quy định thì bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản đó và yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra. Khoản 1 điều 18 nghị định 163/2006/NĐ-CP có chỉ ra 2 trường hợp bên cầm cố không có quyền đòi lại tài sản khi bên nhận cầm cố bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố:

  • Bên mua, bên nhận trao đổi, bên được tặng cho được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 BLDS 2015: Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu
  • Bên mua, bên nhận trao đổi tài sản cầm cố là động sản không thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu và ngay tình theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự.

Chấm dứt cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
– Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
– Tài sản cầm cố đã được xử lý.
– Theo thỏa thuận của các bên.

Xử lý tài sản cầm cố

Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố.

Các phương thức xử lý tài sản cầm cố

  • Bán đấu giá tài sản
  • Bên nhận cầm cố tự bán tài sản
  • Bên nhận cầm cố nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố
  • Phương thức khác: Trong trường hợp tài sản được dùng để cầm cố có nhiều vật thì bên nhận cầm cố được chọn tài sản cụ thể để xử lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Bên nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

Xem thêm:
Đặt cọc là gì?
Thế chấp là gì?
Bảo lưu quyền sở hữu

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan