Thứ Sáu (26/04/2024)

Các loại thuế, mức thuế hộ kinh doanh phải đóng?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Mức thuế đối với hộ kinh doanh? Cách xác định doanh thu nộp thuế khoán?

Hộ kinh doanh khi kinh doanh cũng phải nộp thuế theo quy định pháp luật. Như vậy các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp là những loại thuế nào? Sau đây AZLAW sẽ có bài viết giải thích về các loại thuế này.

Lệ phí môn bài của hộ kinh doanh

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống được miễn lệ phí môn bài. (khoản 1 điều 3 nghị định 139/2016/NĐ-CP). Như vậy với trường hợp hộ kinh doanh có doanh thu < 100 triệu/năm thì không phải nộp lệ phí môn bài. Còn với trường hợp trên 100 triệu/năm thì sao? Đối với trường hợp này có ba mức thông dụng như sau:

Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài
2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
d) Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Tiểu mục lệ phí môn bài lần lượt là 2862, 2863, 2864 đối với hộ kinh doanh. Mã chương của hộ kinh doanh theo quy định là 757 (phân biệt với 754 là doanh nghiệp)

Thuế GTGT của hộ kinh doanh

Theo khoản 25 điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng, hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Theo phương pháp thuế khoán, dựa trên doanh thu trong từng lĩnh vực, ngành, nghề để nộp thuế theo tỷ lệ (Điểm b khoản 2 điều 13 thông tư 219/2014/TT-BTC)
– Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%.
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.
– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Thuế TNCN với hộ kinh doanh

Trong trường hợp, doanh thu cả năm của hộ kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì bạn không phải nộp thuế TNCN. Trường hợp từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì nộp thuế theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành sản xuất, kinh doanh:
– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%
Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%
– Hoạt động kinh doanh khác: 1%.

Khách hàng có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh vui lòng liên hệ AZLAW để thực hiện dịch vụ thành lập hộ kinh doanh trọn gói.

Phương pháp tính thuế của hộ kinh doanh

Theo quy định tại thông tư 40/2021/TT-BTC hộ kinh doanh có 3 phương pháp tính thuế cụ thể:
1. Phương pháp kê khai: Áp dụng cho hộ kinh doanh quy mô lớn
2. Nộp thuế theo từng lần phát sinh: Áp dụng cho cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định
3. Phương pháp khoán: Áp dụng đối với trường hợp không thuộc hai trường hợp trên

Tính thuế khoán như thế nào?

Theo khoản 7 điều 3 thông tư 40/2021/TT-BTC quy định phương pháp khoán như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Ngoài các từ ngữ đã được giải thích tại Luật Quản lý thuế, các Luật thuế và các Nghị định quy định liên quan, một số từ ngữ khác trong Thông tư này được hiểu như sau:
7. “Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

Xác định doanh thu quy định tại điều 51 Luật quản lý thuế

Điều 51. Xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế
1. Cơ quan thuế xác định số tiền thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế (sau đây gọi là mức thuế khoán) đối với trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu kê khai của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán.
3. Mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc theo tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ. Mức thuế khoán phải được công khai trong địa bàn xã, phường, thị trấn. Trường hợp có thay đổi ngành, nghề, quy mô kinh doanh, ngừng, tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh mức thuế khoán.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết căn cứ, trình tự để xác định mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
5. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Như vậy, hộ kinh doanh tự áp mức thuế tự khai và tự xác định doanh thu tính thuế khoán và doanh thu này sẽ được tính ổn định trong năm hoạt động đó, nếu có sự thay đổi về ngành nghề kinh doanh, quy mô, địa điểm,… thì phải khai điều chỉnh để xác định mức doanh thu cho thời gian còn lại của năm tính thuế. Nếu như, việc khai báo không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có quyền ấn định doanh thu cho hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn cụ thể tại điều 7 thông tư 40/2021/TT-BTC

Điều 7. Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
1. Phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh theo hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.
2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (Hộ khoán) không phải thực hiện chế độ kế toán. Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh. Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
3. Hộ khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: hộ khoán mới ra kinh doanh, hộ khoán kinh doanh thường xuyên theo thời vụ, hộ khoán ngừng, tạm ngừng kinh doanh. Đối với hộ khoán kinh doanh không trọn năm, mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định hộ khoán không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của một năm dương lịch (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định mức thuế khoán phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.
Ví dụ 1: Ông A bắt đầu kinh doanh từ tháng 4 năm 2022, và dự kiến có doanh thu khoán của 09 tháng thực tế kinh doanh là 90 triệu đồng (trung bình 10 triệu đồng/tháng) thì doanh thu tương ứng của một năm (12 tháng) là 120 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, Ông A thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh từ tháng 4 năm 2022 là 90 triệu đồng.
4. Hộ khoán khai thuế theo năm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế, nộp thuế theo thời hạn ghi trên Thông báo nộp tiền của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý thuế. Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng số thì hộ khoán khai thuế, nộp thuế riêng đối với doanh thu phát sinh trên hóa đơn đó theo từng lần phát sinh.

Khai thuế khoán cho hộ kinh doanh

Theo điểm c khoản 3 điều 8 nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định

3. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo năm, bao gồm:
c) Các loại thuế, khoản thu của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, cá nhân cho thuê tài sản lựa chọn khai thuế theo năm.

Theo đó, việc khai thuế khoán theo điều 13 thông tư 40/2021/TT-BTC

Điều 13. Quản lý thuế đối với hộ khoán
1. Căn cứ xác định thuế khoán đối với hộ khoán
Căn cứ xác định thuế khoán bao gồm:
a) Hồ sơ khai thuế của hộ khoán do hộ khoán tự kê khai theo dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế;
b) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;
c) Ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn;
d) Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng tư vấn thuế, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.
Công khai thông tin hộ khoán là việc cơ quan thuế tổ chức công khai và tiếp nhận ý kiến phản hồi về doanh thu và mức thuế khoán đối với hộ khoán theo quy định. Việc công khai thông tin lần 1 theo khoản 5 Điều này để tham khảo, lấy ý kiến về doanh thu, mức thuế khoán dự kiến; và công khai thông tin lần 2 theo khoản 9 Điều này để tham khảo, lấy ý kiến về doanh thu, mức thuế khoán chính thức phải nộp của năm tính thuế. Việc công khai thông tin bao gồm: niêm yết thông tin bằng giấy tại địa bàn; gửi trực tiếp đến hộ khoán; gửi trực tiếp đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn; công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử của ngành Thuế.
2. Hồ sơ khai thuế
a) Từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 05 tháng 12 hằng năm, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các hộ khoán.
b) Hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán theo quy định tại điểm 8.1 Phụ lục I – Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ là Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh, khi khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn lẻ thì hộ khoán khai thuế theo từng lần phát sinh và sử dụng Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này đồng thời xuất trình, nộp kèm theo hồ sơ khai thuế các tài liệu sau:
– Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng ngành nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán;
– Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;
– Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất, cung cấp;…
Cơ quan thuế có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 44 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:
a) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 năm trước liền kề năm tính thuế.
b) Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh (bao gồm hộ kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán), hoặc hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai, hoặc hộ khoán thay đổi ngành nghề, hoặc hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ khoán chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh, hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế, hoặc thay đổi ngành nghề, hoặc thay đổi quy mô kinh doanh.
c) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.
4. Xác định doanh thu và mức thuế khoán
a) Xác định doanh thu và mức thuế khoán
a.1) Doanh thu và mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ và ổn định trong một năm.
a.2) Hộ khoán tự xác định doanh thu tính thuế khoán trong năm trên Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hộ khoán không xác định được doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu và xác định mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
a.3) Căn cứ hồ sơ khai thuế của hộ khoán và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế để lấy ý kiến công khai, tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế và làm cơ sở cho Cục Thuế chỉ đạo, rà soát việc lập Sổ bộ thuế tại từng Chi cục Thuế.
b) Điều chỉnh doanh thu và mức thuế khoán
Hộ khoán trong năm có đề nghị điều chỉnh doanh thu, mức thuế khoán do thay đổi hoạt động kinh doanh thì cơ quan thuế điều chỉnh lại mức thuế khoán theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Quản lý thuế kể từ thời điểm có thay đổi. Cụ thể như sau:
b.1) Hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh (diện tích kinh doanh, lao động sử dụng, doanh thu) thì phải khai điều chỉnh, bổ sung Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế nếu xác định doanh thu khoán thay đổi từ 50% trở lên so với doanh thu đã khoán thì ban hành Thông báo (mẫu số 01/TB-CNKD ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ) về việc điều chỉnh mức thuế khoán kể từ thời điểm có thay đổi trong năm tính thuế. Trường hợp qua cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, số liệu xác minh, kiểm tra, thanh tra, cơ quan thuế có căn cứ xác định hộ khoán không đáp ứng điều kiện để được điều chỉnh mức thuế khoán theo quy định thì cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc không điều chỉnh mức thuế khoán theo mẫu số 01/TBKĐC-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này.
b.2) Hộ khoán thay đổi địa điểm kinh doanh thì phải thực hiện thay đổi thông tin đăng ký thuế theo quy định và thực hiện thủ tục khai thuế tại địa điểm mới như đối với hộ khoán mới ra kinh doanh. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế để xử lý theo quy định. Cơ quan thuế quản lý nơi hộ khoán chuyển đến xử lý hồ sơ khai thuế của hộ khoán như đối với hộ khoán mới ra kinh doanh. Cơ quan thuế quản lý nơi hộ khoán chuyển đi ban hành Thông báo (mẫu số 01/TB-CNKD ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ) về việc điều chỉnh giảm mức thuế khoán kể từ thời điểm có thay đổi trong năm tính thuế.
b.3) Hộ khoán thay đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh (kể cả trường hợp không thay đổi về tỷ lệ, thuế suất áp dụng) thì hộ khoán phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế theo quy định (nếu có thay đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh so với đăng ký thuế), đồng thời khai điều chỉnh, bổ sung Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan thuế căn cứ kết quả xử lý hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế (nếu có) và căn cứ hồ sơ khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế để ban hành Thông báo (mẫu số 01/TB-CNKD ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ) về việc điều chỉnh mức thuế khoán (nếu có) theo thực tế kể từ thời điểm thay đổi trong năm tính thuế.
b.4) Hộ khoán ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh thì hộ khoán thực hiện thông báo khi ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Cơ quan thuế căn cứ vào thông báo của hộ khoán hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 Luật Quản lý thuế để điều chỉnh mức thuế khoán như sau:
b.4.1) Đối với hộ khoán đã được thông báo chấp thuận ngừng kinh doanh: nếu hộ khoán ngừng kinh doanh từ ngày đầu tiên của tháng dương lịch thì điều chỉnh giảm toàn bộ tiền thuế khoán kể từ tháng ngừng kinh doanh; nếu hộ khoán ngừng kinh doanh tại bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian từ ngày 02 đến ngày 15 của tháng dương lịch thì tiền thuế khoán của tháng bắt đầu ngừng kinh doanh được điều chỉnh giảm 50% và điều chỉnh giảm toàn bộ tiền thuế khoán của các tháng sau tháng ngừng kinh doanh; nếu hộ khoán ngừng kinh doanh tại bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian từ ngày 16 trở đi của tháng dương lịch thì tiền thuế khoán của tháng bắt đầu ngừng kinh doanh không được điều chỉnh giảm, chỉ điều chỉnh giảm toàn bộ tiền thuế khoán của các tháng sau tháng ngừng kinh doanh.
b.4.2) Đối với hộ khoán đã được thông báo chấp thuận tạm ngừng kinh doanh: nếu hộ khoán tạm ngừng kinh doanh trọn tháng của năm dương lịch thì tiền thuế khoán của tháng đó được điều chỉnh giảm toàn bộ; nếu hộ khoán tạm ngừng kinh doanh từ 15 ngày liên tục trở lên trong một tháng của năm dương lịch thì tiền thuế khoán phải nộp của tháng đó được điều chỉnh giảm 50%.
b.4.3) Thời gian ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh được xác định theo thông báo của người nộp thuế, trường hợp người nộp thuế ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh không thông báo hoặc thông báo muộn (bao gồm cả trường hợp vì lý do bất khả kháng theo quy định) thì cơ quan thuế căn cứ kết quả xác minh thực tế để xác định thời gian ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh.
b.5) Hộ khoán ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan thuế căn cứ văn bản yêu cầu ngừng hoặc tạm ngừng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh mức thuế khoán theo thực tế cho thời gian yêu cầu ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh.
b.6) Hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai thì hộ khoán khai điều chỉnh, bổ sung Tờ khai thuế khoán theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan thuế căn cứ Tờ khai điều chỉnh, bổ sung để điều chỉnh giảm mức thuế đã khoán cho thời gian chuyển đổi.
5. Niêm yết công khai lần 1
Cơ quan thuế thực hiện niêm yết công khai lần 1 để tham khảo, lấy ý kiến về doanh thu dự kiến, mức thuế khoán dự kiến. Tài liệu niêm yết công khai lần 1 bao gồm: Danh sách hộ khoán thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN; Danh sách hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế. Việc niêm yết công khai lần 1 được thực hiện như sau:
a) Chi cục Thuế thực hiện niêm yết công khai lần 1 tại bộ phận một cửa của Chi cục Thuế, Ủy ban nhân dân quận, huyện; tại cửa, cổng hoặc địa điểm thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin, địa điểm thích hợp của trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; trụ sở Đội thuế; Ban quản lý chợ để người dân và hộ khoán giám sát. Thời gian niêm yết lần 1 từ ngày 20 tháng 12 đến ngày 31 tháng 12 hằng năm.
b) Chi cục Thuế gửi tài liệu niêm yết công khai lần 1 đến Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn chậm nhất là ngày 20 tháng 12 hằng năm, trong đó nêu rõ địa chỉ, thời gian Chi cục Thuế tiếp nhận ý kiến phản hồi (nếu có) của Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn. Thời gian Chi cục Thuế tiếp nhận ý kiến phản hồi (nếu có) chậm nhất là ngày 31 tháng 12.
c) Chậm nhất là ngày 20 tháng 12 hằng năm, Chi cục Thuế gửi cho từng hộ khoán Thông báo về việc dự kiến doanh thu, mức thuế khoán theo mẫu số 01/TBTDK-CNKD kèm theo Bảng công khai thông tin hộ khoán theo mẫu số 01/CKTT-CNKD (sau đây gọi là Bảng công khai) ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó nêu rõ địa chỉ, thời gian Chi cục Thuế tiếp nhận ý kiến phản hồi (nếu có) của hộ khoán chậm nhất là ngày 31 tháng 12. Thông báo được gửi trực tiếp đến hộ khoán (có ký nhận của người nộp thuế về việc đã nhận thông báo) hoặc gửi Thông báo qua bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm. Bảng công khai thông tin dự kiến gửi cho hộ khoán được lập theo địa bàn bao gồm cả cá nhân thuộc diện phải nộp thuế và cá nhân thuộc diện không phải nộp thuế. Với chợ, đường, phố, tổ dân phố có từ hai trăm (200) hộ khoán trở xuống thì Chi cục Thuế in, phát cho từng hộ khoán Bảng công khai của các hộ khoán tại địa bàn. Trường hợp chợ, đường, phố, tổ dân phố có trên 200 hộ khoán thì Chi cục Thuế in, phát cho từng hộ khoán Bảng công khai của không quá 200 hộ khoán tại địa bàn. Riêng đối với chợ có trên 200 hộ khoán thì Chi cục Thuế in, phát cho từng hộ khoán Bảng công khai theo ngành hàng. Trường hợp cơ quan thuế đã thực hiện được việc công khai Bảng công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thì không bắt buộc phải gửi Bảng công khai theo mẫu số 01/CKTT-CNKD kèm theo Thông báo về việc dự kiến doanh thu, mức thuế khoán mẫu số 01/TBTDK-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Chi cục Thuế có trách nhiệm thông báo công khai địa điểm niêm yết, địa chỉ nhận thông tin phản hồi (số điện thoại, số fax, địa chỉ tại bộ phận một cửa, địa chỉ hòm thư điện tử) về nội dung niêm yết công khai để hộ khoán biết.
đ) Chi cục Thuế có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến phản hồi nội dung niêm yết công khai lần 1 của người dân, người nộp thuế, của Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn để nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung đối tượng quản lý, mức doanh thu dự kiến, mức thuế dự kiến trước khi tham vấn ý kiến Hội đồng tư vấn thuế.
6. Tham vấn ý kiến Hội đồng tư vấn thuế
Chi cục Thuế tổ chức họp tham vấn ý kiến Hội đồng tư vấn thuế trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 10 tháng 01 hằng năm. Hồ sơ họp Hội đồng tư vấn thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
7. Lập và duyệt Sổ bộ thuế
a) Chi cục Thuế căn cứ tài liệu xác định mức thuế khoán hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này và văn bản chỉ đạo của cơ quan thuế cấp trên (nếu có) để lập và duyệt Sổ bộ thuế trước ngày 15 tháng 01 hằng năm.
b) Hằng tháng, căn cứ tình hình biến động trong hoạt động kinh doanh của hộ khoán (thay đổi hoạt động kinh doanh) hoặc do những thay đổi về chính sách thuế ảnh hưởng đến doanh thu khoán và mức thuế khoán phải nộp, Chi cục Thuế lập và duyệt Sổ bộ thuế điều chỉnh, bổ sung và ban hành Thông báo điều chỉnh mức thuế khoán theo hướng dẫn tại điểm b khoản 4 Điều này.
8. Gửi thông báo thuế và thời hạn nộp thuế
a) Gửi thông báo thuế
a.1) Cơ quan thuế gửi Thông báo nộp tiền theo mẫu số 01/TB-CNKD ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ cùng với Bảng công khai theo mẫu số 01/CKTT-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này tới hộ khoán (bao gồm cả hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế và hộ khoán thuộc diện không phải nộp thuế) chậm nhất là ngày 20 tháng 01 hằng năm. Thông báo được gửi trực tiếp đến hộ khoán (có ký nhận của người nộp thuế về việc đã nhận thông báo) hoặc gửi Thông báo qua bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.
a.2) Bảng công khai thông tin chính thức gửi cho hộ khoán được lập theo địa bàn bao gồm cả hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế và hộ khoán thuộc diện không phải nộp thuế. Với chợ, đường, phố, tổ dân phố có từ 200 hộ khoán trở xuống thì Chi cục Thuế in, phát cho từng hộ khoán Bảng công khai của các hộ khoán tại địa bàn. Trường hợp chợ, đường, phố, tổ dân phố có trên 200 hộ khoán thì Chi cục Thuế in, phát cho từng hộ khoán Bảng công khai của không quá 200 hộ khoán tại địa bàn. Riêng đối với chợ có trên 200 hộ khoán thì Chi cục Thuế in, phát cho từng hộ khoán Bảng công khai theo ngành hàng. Trường hợp cơ quan thuế đã thực hiện được việc công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thì không bắt buộc phải gửi Bảng công khai theo mẫu số 01/CKTT-CNKD kèm theo Thông báo nộp tiền mẫu số 01/TB-CNKD ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
a.3) Trường hợp cơ quan thuế ban hành Thông báo điều chỉnh mức thuế khoán theo thông báo của hộ khoán theo hướng dẫn tại điểm b khoản 4 Điều này thì thời hạn ban hành thông báo chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng có thay đổi tiền thuế.
a.4) Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh thì cơ quan thuế gửi Thông báo nộp tiền mẫu số 01/TB-CNKD ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ cho hộ khoán chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng có phát sinh tiền thuế phải nộp.
b) Thời hạn nộp thuế
b.1) Căn cứ Thông báo nộp tiền, hộ khoán nộp tiền thuế GTGT, thuế TNCN theo thời hạn trên Thông báo nộp tiền mẫu số 01/TB-CNKD ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
b.2) Trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh của cơ quan thuế thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn là thời hạn khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn theo hướng dẫn tại điểm c khoản 3 Điều này.
9. Niêm yết công khai lần 2
Cơ quan thuế thực hiện niêm yết công khai lần 2 về doanh thu và mức thuế chính thức phải nộp của năm đối với hộ khoán. Việc niêm yết công khai lần 2 được thực hiện như sau:
a) Ở cấp Cục Thuế
a.1) Cục Thuế thực hiện niêm yết công khai thông tin hộ khoán trước ngày 30 tháng 01 hằng năm trên trang thông tin điện tử của ngành thuế bao gồm các thông tin sau: Danh sách hộ khoán thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN; Danh sách hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế.
a.2) Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh hoặc có biến động về số thuế phải nộp, biến động về trạng thái kinh doanh thì Cục Thuế thực hiện công khai thông tin hoặc điều chỉnh thông tin trên trang thông tin điện tử của ngành thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng hộ khoán ra kinh doanh hoặc có biến động.
b) Ở cấp Chi cục Thuế
b.1) Chi cục Thuế thực hiện niêm yết công khai lần 2 trước ngày 30 tháng 01 hằng năm tại bộ phận một cửa của Chi cục Thuế, Ủy ban nhân dân quận, huyện; tại cửa, cổng hoặc địa điểm thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin, địa điểm thích hợp của trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; trụ sở Đội thuế; Ban quản lý chợ để người dân và hộ khoán giám sát.
b.2) Chi cục Thuế gửi tài liệu niêm yết công khai lần 2 đến Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn chậm nhất là ngày 30 tháng 01, trong đó nêu rõ địa chỉ, thời gian Chi cục Thuế tiếp nhận ý kiến phản hồi (nếu có) của Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn.
b.3) Chi cục Thuế có trách nhiệm thông báo công khai địa điểm niêm yết, địa chỉ nhận thông tin phản hồi (số điện thoại, số fax, địa chỉ tại bộ phận một cửa, địa chỉ hòm thư điện tử) về nội dung niêm yết công khai để hộ khoán biết.
b.4) Các tài liệu công khai ở cấp Chi cục Thuế thực hiện như đối với công khai thông tin trên trang thông tin điện tử của ngành thuế ở cấp Cục Thuế.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan