Thứ Ba (07/05/2024)

Hướng dẫn thủ tục thanh tra báo cáo giám sát, điều chỉnh dự án đầu tư tại Hà Nội

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Vừa qua, nhiều doanh nghiệp FDI tại Hà Nội khi điều chỉnh GCNĐK đầu tư đều nhận được thông báo về việc thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện dự án đầu tư và liên hệ thanh tra trước khi thực thiện thủ tục điều chỉnh. Sau đây là quy trình thực hiện để làm việc với thanh tra do AZLAW thực hiện.

Thông báo về việc chưa đủ điều kiện thực hiện thủ tục điều chỉnh GCNĐK đầu tư

Trong thời gian gần đây, khi làm hồ sơ điều chỉnh dự án AZLAW và nhiều đơn vị đã nhận được thông báo dưới đây của phòng kinh tế đối ngoại – Sở KHĐT thành phố Hà Nội.

Cụ thể nội dung như sau:

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội thông báo về việc hồ sơ chưa đủ điều kiện thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với Dự án Công ty …, đề nghị Nhà đầu tư giải trình làm rõ việc chấp hành chế độ báo cáo hoạt động đầu tư theo quy định tại Điều 71, Điều 72 Luật Đầu tư, Điều 104 Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ; Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại khoản 8 Điều 100 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ về trình tự, thủ tục thấm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.

Trường hợp chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định, đề nghị Nhà đầu tư liên hệ với Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày 01/01/2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Sau thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kỷ văn bản này, trường họp Nhà đầu tư không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo thông báo, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét dừng giải quyết hồ sơ theo quy định tại mục c Điều 6 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ.

Quy trình làm việc thanh tra về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư

Về việc xử phạt VPHC, đề nghị nhà đầu tư/tổ chức kinh tế:
1. Thực hiện báo cáo giám sát và nộp tại văn thư Sở (1 năm có 2 kỳ báo cáo: 6 tháng và cả năm). Mẫu báo cáo số 13,15,17 tại Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2. Chủ động trao đổi, làm việc với cán bộ thụ lý hồ sơ dự án về nội dung xử lý vi phạm hành chính theo quy định (nếu có).
3. Có Báo cáo bằng văn bản (kèm theo tài liệu cung cấp) theo thông tin tại Phụ lục gửi kèm (báo cáo sẽ nộp trực tiếp khi làm việc với Sở)
4. Đăng ký thời gian làm việc tại Sở KHĐT qua Phòng KTĐN (người đại diện theo pháp luật/người được ủy quyền; ưu tiên ngươi đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế); Đề nghị ghi rõ thông tin: tên dự án, tên tổ chức kinh tế, tên người làm việc (chức danh). Trước 3-5 ngày làm việc để bố trí lịch làm việc phù hợp.
5. Sau khi doanh nghiệp thực hiện xong các báo cáo trên sẽ làm việc với Sở KHĐT để thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính (nếu có) Khi làm việc tại Sở đề nghị mang theo: Giấy ủy quyền của tổ chức kinh tế/nhà đầu tư, Bản công chứng GCN ĐKKD + GCN ĐKĐT (lần đầu và lần đăng ký gần nhất), báo cáo giải trình; BCTC kiểm toán

Nội dung ủy quyền: làm việc với Sở KHĐT để thực hiện các công việc và thủ tục: điều chỉnh dự án, báo cáo tình hình thực hiện dự án, báo cáo giám sát đánh giá đầu tư, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (bao gồm cả việc thay mặt nhà đầu tư nộp báo cáo, trao đổi với các phòng ban chuyên môn của Sở KHĐT, làm việc và ký biên bản xử phạt vi phạm hành chính, nhận kết quả xử lý vi phạm hành chính là Biên bản xử phạt và QĐ xử phạt hành chính, các công việc khác có liên quan)

PHỤ LỤC
Nội dung báo cáo và tài liệu cung cấp về việc triển khai Dự án

______________

1. Báo cáo và cung cấp tài liệu về thực hiện trách nhiệm triển khai dự án theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp
a.  Việc thành lập tổ chức kinh tế, giấy đăng ký kinh doanh được cấp, thực hiện góp vốn đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
b. Việc thực hiện các nội dung được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
c. Các nội dung khác nếu có

2. Việc chấp hành chế độ báo cáo theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư
a. Báo cáo tình hình chấp hành chế độ báo cáo tình hình hoạt động đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư từ khi được cấp GCNĐT hay GCNĐKĐT, chủ trương đầu tư (theo Điều 71 Luật Đầu tư 2014 và khoản 3 Điều 26 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP, Điều 72 Luật Đầu tư 2020 và Điều 102, 104 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP: Báo cáo định kỳ hàng quý – trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, hàng năm – trước ngày 31/3 của năm sau năm báo cáo.
b. Báo cáo tình hình chấp hành báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật về giám sát, đánh giá đầu tư từ khi được cấp GCNĐT hay GCNĐKĐT (theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư: 113/2009-NĐ-CP, 84/2015/NĐ-CP, 29/2021/NĐ-CP: Báo cáo 6 tháng – trước ngày 10/7 và cả năm – trước ngày 10/2 của năm sau năm báo cáo).

3. Các nội dung khác nếu cần.

PHỤ LỤC
Nội dung báo cáo và tài liệu cung cấp về việc triển khai Dự án … (đối với các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng đất)…

______________

1. Báo cáo và cung cấp tài liệu về tình hình thành lập tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và việc góp vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong thành lập tổ chức kinh tế.

2. Báo cáo thực hiện trách nhiệm triển khai dự án theo Giấy chứng nhận đầu tư hay Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Chủ trương đầu tư đã cấp và cung cấp văn bản, tài liệu về việc triển khai dự án:
a. Báo cáo tình hình thực hiện các thủ tục và nguyên nhân chậm, chưa thực hiện nếu có và cung cấp văn bản chính về thực hiện thủ tục đầu tư, quy hoạch, xây dựng, đất đai… gồm:
– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận / điều chỉnh chủ trương đầu tư,
– Văn bản phê duyệt quy hoạch chi tiết hoặc chấp thuận tổng mặt bằng 1/500,
– Văn bản tham gia ý kiến hoặc thẩm định thiết kế cơ sở hoặc văn bản thẩm định dự án đầu tư xây dựng (nếu thuộc trường hợp phải thẩm định dự án) của cơ quan chuyên môn về xây dựng; Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng theo thẩm quyền,
– Quyết định giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện dự án,
– Giấy phép xây dựng công trình (nếu thuộc trường hợp phải cấp phép),
– Văn bản thẩm định, chấp thuận, phê duyệt khác nếu có.
b. Báo cáo tình hình thực hiện công tác GPMB và kết quả thực hiện công tác GPMB (nếu dự án thuộc trường hợp GPMB) hoặc nhận chuyển nhượng về đất đai (nếu dự án thuộc trường hợp nhận chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất).
c. Báo cáo tình hình triển khai đầu tư xây dựng công trình, kết quả đã thực hiện trong triển khai đầu tư xây dựng công trình và cung cấp Thông báo khởi công xây dựng công trình, Văn bản nghiệm thu đưa vào khai thác công trình hay hạng mục công trình nếu đã hoàn thành.
d. Báo cáo tình hình huy động vốn đầu tư, số vốn đầu tư đã huy động vào đầu tư công trình, trong đó số vốn đầu tư từ vốn góp của nhà đầu tư và các vốn huy động; tỷ lệ số vốn đầu tư đã huy động trên tổng số vốn đầu tư đã đăng ký.
g. Báo cáo việc thực hiện tiến độ của dự án, thực hiện tiến độ chi tiết các hạng mục công việc.. nguyên nhân chậm, chưa thực hiện được đúng tiến độ đã đăng ký và được cấp.
h. Việc thực hiện các nội dung được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
i. Các nội dung khác nếu có.

3. Việc chấp hành chế độ báo cáo theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư
a. Báo cáo tình hình chấp hành chế độ báo cáo tình hình hoạt động đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư từ khi được cấp GCNĐT hay GCNĐKĐT, chủ trương đầu tư (theo Điều 71 Luật Đầu tư 2014 và khoản 3 Điều 26 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP, Điều 72 Luật Đầu tư 2020 và Điều 102, 104 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP: Báo cáo định kỳ hàng quý – trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, hàng năm – trước ngày 31/3 của năm sau năm báo cáo.
b. Báo cáo tình hình chấp hành báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật về giám sát, đánh giá đầu tư từ khi được cấp GCNĐT hay GCNĐKĐT, chủ trương đầu tư… được cấp (theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư: 113/2009-NĐ-CP, 84/2015/NĐ-CP, 29/2021/NĐ-CP: Báo cáo 6 tháng – trước ngày 10/7 và cả năm – trước ngày 10/2 của năm sau năm báo cáo).

4. Các nội dung khác nếu cần.


Mẫu uỷ quyền tham khảo

CỘNG HÒA XÃ HỘI  CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023

VĂN BẢN ỦY QUYỀN

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH
Mã số doanh nghiệp:
Địa chỉ: … Huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Đại diện theo pháp luật: Ông …

Bằng văn bản này, công ty uỷ quyền cho

Họ và tên:
CCCD số: …
Ngày cấp: …         Nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Địa chỉ liên lạc: …, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Số điện thoại: …          

thay mặt tôi làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội để thực hiện các công việc và thủ tục: điều chỉnh dự án, báo cáo tình hình thực hiện dự án, báo cáo giám sát đánh giá đầu tư, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (bao gồm cả việc thay mặt nhà đầu tư nộp báo cáo, trao đổi với các phòng ban chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, làm việc và ký biên bản xử phạt vi phạm hành chính, nhận kết quả xử lý vi phạm hành chính là Biên bản xử phạt và Quyết định xử phạt hành chính, các công việc khác có liên quan) cho tổ chức kinh tế thực hiện dự án CÔNG TY TNHH

Tôi cam kết chịu trách nhiệm về nội dung uỷ quyền nêu trên và các tài liệu cung cấp cho bên được uỷ quyền. Văn bản uỷ quyền có giá trị trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký./.

BÊN NHẬN UỶ QUYỀN
(Ký)

BÊN UỶ QUYỀN
(Ký, đóng dấu)

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan