Thứ Năm (02/05/2024)

Chuyển nhượng cổ phần cổ đông sáng lập

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Điều kiện để cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần? Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập như thế nào? Quy định về chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập.

Cổ đông sáng lập là ai?

Theo quy định tại khoản 4 điều 3 luật doanh nghiệp 2020 quy định về khái niệm cổ đông sáng lập như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4. Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.

Như vậy, cổ đông sáng lập là các cổ đông cần đáp ứng 2 điều kiện
– Sở hữu ít nhất 1 cổ phần phổ thông
– Ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập

Xem thêm: Cổ phần ưu đãi trong công ty cổ phần

Tại điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 quy định đối với việc mua cổ phần của cổ đông sáng lập như sau:

Điều 120. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
1. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.
2. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Do vậy, các trường hợp mua cổ phần sau khi thành lập công ty sẽ không được xác định là cổ đông sáng lập.

Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty

Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập

Khác với cổ đông phổ thông, điều kiện chuyển nhượng của cổ đông sáng lập có một số điểm đặc biệt. Tại khoản 3, 4 điều 120 luật doanh nghiệp 2020 quy định:

Điều 120. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.
4. Các hạn chế quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây:
a) Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;
b) Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.

Theo đó, khi chuyển nhượng cần lưu ý:
– Tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác
– Nếu không phải cổ đông sáng lập (cần chấp thuận của đại hội đồng cổ đông)
– Cổ đông dự định chuyển nhượng không có quyền biểu quyết.

Như vậy, khi chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập có thể chia ra 2 trường hợp:

Chuyển nhượng cho CĐSL khác
– Hợp đồng chuyển nhượng
– Thanh lý hợp đồng
– Khai, nộp thuế TNCN do chuyển nhượng cổ phần

Chuyển nhượng cho cổ đông khác (không phải CĐSL)
– Biên bản họp đại hội đồng cổ đông
– Quyết định của đại hội đồng cổ đông
– Hợp đồng chuyển nhượng
– Thanh lý hợp đồng
– Khai, nộp thuế TNCN do chuyển nhượng cổ phần

Cổ đông sáng lập chuyển nhượng có được biểu quyết?

Cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó” được hiểu như thế nào? Trong quá trình thực hiện, có 2 luồng quan điểm:
1. Cổ đông không được quyền biểu quyết tương ứng với phần chuyển nhượng.
Ví dụ: Cổ đông sáng lập A có 1.000.000 cổ phần phổ thông, khi chuyển nhượng 500.000 cổ phần phổ thông thì cổ đông A có quyền biểu quyết tương ứng với 500.000 cổ phần không chuyển nhượng, đối với 500.000 dự kiến chuyển nhượng sẽ không có quyền biểu quyết.
2. Cổ đông không được quyền biểu quyết
Ví dụ: Cổ đông sáng lập A có 1.000.000 cổ phần phổ thông, khi chuyển nhượng 500.000 cổ phần phổ thông thì cổ đông A không có quyền biểu quyết. Việc biểu quyết trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông chỉ do các cổ đông không thực hiện chuyển nhượng thực hiện.

Thực tế có thể thấy cách hiểu thứ hai là đúng vì luật có quy định “…thì không có quyền biểu quyết …”. Do vậy, cổ đông sáng lập trong trường hợp này không có quyền biểu quyết. Việc ghi phiếu biểu quyết sẽ ghi như sau:

Biểu quyết:
Các cổ đông tiến hành biểu quyết theo phương thức bỏ phiếu tán thành và không tán thành (không áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng), mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết (cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết)
Số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp: 76 phiếu
Số phiếu hợp lệ: 76 phiếu đạt tỷ lệ 100% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu không hợp lệ: 0 phiếu đạt tỷ lệ 0% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu tán thành: 76 phiếu/76 phiếu đạt tỷ lệ 100% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu không tán thành: 0 phiếu đạt tỷ lệ 0% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu không có ý kiến: 0 phiếu đạt tỷ lệ 0% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp

Sau khi thực hiện chuyển nhượng, cổ đông sáng lập chuyển nhượng có nghĩa vụ khai và nộp thuế TNCN trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện chuyển nhượng. Cổ đông nhận chuyển nhượng có quyền yêu cầu công ty ghi nhận thông tin vào sổ cổ đông để đảm bảo quyền lợi của mình.

Xem thêm: Khai, nộp, tính thuế TNCN khi chuyển nhượng cổ phần

Câu hỏi thường gặp

Cổ đông sáng lập chuyển nhượng có quyền biểu quyết không?

Theo quy định, trong vòng 3 năm khi lập công ty khi chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập cho cổ đông không phải CĐSL thì người chuyển nhượng không có quyền biểu quyết

Sau khi CĐSL chuyển nhượng có cần thông báo tới cơ quan ĐKKD?

Việc thay đổi thông tin cổ đông sáng lập chỉ thực hiện khi CĐSL không góp, góp không đủ theo quy định. Trường hợp đã góp đủ vốn thì không cần thực hiện thủ tục này.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan