Thứ Bảy (27/04/2024)

Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu máy in

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Hồ sơ, thủ tục, trình tự xin giấy phép nhập khẩu máy in như thế nào ? Đơn vị cung cấp dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu máy in nhanh, uy tín?

Các loại máy in nằm trong danh mục thiết bị in phải cấp phép nhập khẩu trước khi tiến hành nhập khẩu vào việt nam phải xin giấy phép nhập khẩu máy in tại Bộ TTTT.

Quy định về nhập khẩu máy in
– Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in (Được sửa đổi bởi nghị định 25/2018/NĐ-CP hiệu lực từ ngày 01/05/2018)
– Thông tư 22/2018/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 13/02/2019 quy định danh mục hàng hóa thiết bị phải xin GPNK máy in theo mã HS.

Từ 01/01/2023 bãi bỏ giấy phép nhập khẩu máy in và thay thế bằng thủ tục
Khai báo nhập khẩu thiết bị in

Điều kiện nhập khẩu máy in

Về đối tượng
Theo quy định tại khoản 2 điều 27 nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về đối tượng nhập khẩu máy in gồm:

Điều 27. Nhập khẩu thiết bị in
2. Đối tượng được nhập khẩu thiết bị in bao gồm:
a) Cơ sở in;
b) Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị ngành in theo quy định của pháp luật;
c) Cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng thiết bị in để phục vụ công việc nội bộ.

Tuy nhiên khoản này bị bãi bỏ bởi Điều 3 Nghị định 25/2018/NĐ-CP. Theo đó, đối tượng xin giấy phép nhập khẩu máy in có thể là:
– Doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân
– Hộ kinh doanh
– Chi nhánh của đơn vị
– Cá nhân phục vụ học tập, nghiên cứu

Mục đích nhập khẩu
– Các đơn vị hoạt động về in ấn (doanh nghiệp, hộ kinh doanh)
– Các đơn vị kinh doanh máy móc, thiết bị ngành in (để bán, cho thuê)
– Cá nhân nhập khẩu máy in phục vụ nghiên cứu

Theo quy định hiện nay của nghị định 25/2018/NĐ-CP hiện tại không quy định về điều kiện với các đối tượng khi cấp phép nhập khẩu. Các điều kiện với hoạt động in sẽ do cơ quan chuyên ngành kiểm tra. Từ ngày 1/5/2018 nghị định 25/2018/NĐ-CP có hiệu lực đơn vị cấp phép nhập khẩu sẽ không yêu cầu các điều kiện này trong hồ sơ cấp phép nhập khẩu.

Giấy phép nhập khẩu máy in

Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu máy in

Hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu máy in được quy định tại điều 28 nghị định 60/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 25/2018/NĐ-CP) gồm:
– Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu (trên đơn ghi rõ mục đích “sử dụng sản xuất” hoặc “kinh doanh (bán)”) trên đơn có thể ghi nhiều máy trên một đơn xin cấp phép
– Ca-ta-lô (catalogue) của từng loại thiết bị in theo đơn xin cấp phép nhập khẩu máy in
Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc

Xem thêm: Danh mục máy in phải xin giấy phép nhập khẩu

Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu máy in

Hiện tại, ngoài việc nộp hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu máy in có thể thực hiện song song bằng cách nộp bản giấy tại Cục Xuất Bản hoặc gửi hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu online qua cổng thông tin hải quan một cửa https://vnsw.gov.vn. Việc gửi hồ sơ có thể thực hiện qua mạng nhưng việc cấp giấy phép vẫn dùng bản giấy. Do vậy doanh nghiệp lưu ý trong quá trình thực hiện hồ sơ. Theo công văn 6925/TCHQ-CNTT tổng cục HQ đã yêu cầu không bắt buộc phải xuất trình bản giấy nhưng do hiện tại CXB chưa cấp bản điện tử nên doanh nghiệp vẫn nhận kết quả là bản giấy bình thường

1. Kiểm tra xem máy in có thuộc đối tượng cấp phép hay không?
Kiểm tra xem máy của mình có cần xin giấy phép hay không là bước quan trọng nhất. Đơn giản vì nếu máy in không thuộc trường hợp xin giấy phép chỉ không cần xem tiếp các bước sau. Các thông tin cần hỏi khách hàng (hoặc bên bán) về máy in bao gồm:
– Công nghệ in, khổ in, tốc độ in, số màu, có photocopy không?
– Mã HS của máy
Mã HS thường do bên nhập khẩu áp, nên việc áp mã HS có thể áp sai. Do vậy việc xác định công nghệ in của máy là quan trọng nhất vì việc máy in có thuộc đối tượng phải xin giấy phép hay không phụ thuộc vào yếu tố này. Ngoài ra, còn các thông tin như khổ in, tốc độ in áp dụng với các máy in phun kỹ thuật số. Với các thông tin này khách hàng có đủ cơ sở để xác định máy có thuộc đối tượng phải cấp phép hay không? Nếu thuộc đối tượng phải cấp phép thì sẽ chuyển sang bước 2
2. Chuẩn bị hồ sơ để xin giấy phép nhập khẩu máy in
Chuẩn bị hồ sơ để xin giấy phép nhập khẩu là bước quan trọng nhất trong quy trình xin giấy phép nhập khẩu máy in. Tại bước này, chỉ cần sai một thống số nhỏ việc xin giấy phép nhập khẩu cho máy in sẽ trở lên vô nghĩa nếu thông số trên giấy phép khác với thông số thực tế của máy. Các thông tin khách hàng thường xuyên nhầm lẫn khi thực hiện thủ tục xin giấy phép của AZLAW ví dụ gồm:
– Sai model máy, model máy trên catalogue khác với model trên đơn đề nghị nhập khẩu. Một số loại máy in có model riêng nhưng sẽ có các option khác nhau về số màu và in trên biển đồng
– Sai số series máy, series máy là một trong các thông tin để xác định chính xác máy. Đối với 1 loại model máy thì thường có nhiều số series khác nhau. Thông tin này cần hỏi bên bán hoặc nhà cung cấp để việc xin giấy phép nhập khẩu máy in và thông quan được thông suốt. Đặc biệt lưu ý với các máy “tàu” đặt theo yêu cầu thường không có series, trường hợp này khách hàng cần liên hệ với nhà sản xuất để đóng series hoặc “xử lý” hải quan để dán số series khi mở container
Trên đây là hai thông tin thường sai sót khi xin cấp phép, ngoài ra các thông tin như máy cũ, mới hay tên máy… cũng rất cần được chú ý để đảm bảo không sai sót. Tiếp theo sau thông tin về máy là thông tin về catalogue của máy in, trên catalogue bắt buộc thể hiện tên hãng, hình ảnh máy và thông số kỹ thuật của máy. Đối với catalogue khách hàng nên xin ngay tại nhà cung cấp hoặc tải “trên mạng” nếu đúng catalogue do nhà cung cấp lưu hành. Với các máy cũ không còn catalogue thì sao? Như đã nói ở trên catalogue phải đáp ứng 3 yếu tố: tên hãng, hình ảnh máy, thông số kỹ thuật.
3. Hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu máy in
Sau khi hoàn thành 2 bước ở trên chắc hẳn các bạn sẽ có đầy đủ các thông tin để làm hồ sơ nhập khẩu. Lúc này chúng ta sẽ hoàn thiện và gửi hồ

Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu máy in

Tư vấn trước khi thực hiện dịch vụ
Vấn đề đầu tiên khi thực hiện dịch vụ là xem máy in của khách hàng có phải thực hiện xin cấp giấy phép hay không? AZLAW là đơn vị chuyên thực hiện dịch vụ xin cấp giấy phép nhập khẩu máy in với 5 năm kinh nghiệp trong việc xin cấp phép. Từ khi nghị định 60/2014/NĐ-CP có hiệu lực năm 2014 chúng tôi là một trong những đơn vị thực hiện xin cấp giấy phép đầu tiên khi chưa có biểu mẫu để xin giấy phép. Với kinh nghiệm như vậy khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về các nội dung tư vấn ban đầu. Chúng tôi tư vấn hoàn toàn miễn phí các thông tin để xin giấy phép nhập khẩu, đánh giá máy in (có cần xin giấy phép hay không). Thực hiện dịch vụ dịch vụ xin cấp phép nhập khẩu máy in nhanh với thời gian siêu tốc trong vòng 2 ngày làm việc (thủ tục hành chính là 5 ngày làm việc) với sự uy tín và chuyên nghiệp

Tại sao chọn dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu máy in của AZLAW
– AZLAW là đơn vị chuyên nghiệp trong việc thực hiện dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu máy in nói riêng và thiết bị ngành in nói chung. Ngoài việc thực hiện xin giấy phép chúng tôi còn tư vấn các quy định pháp luật về sử dụng máy in. Do vậy, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về mặt pháp lý khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi
– AZLAW xin giấy phép nhập khẩu với tốc độ nhanh đáp ứng các trường hợp hàng đã về cảng hoặc chờ thông quan. Chúng tôi hiểu đối với các khách hàng khi chậm giấy phép sẽ phải mất TIỀN lưu kho, bãi hoặc chờ tàu
– Chúng tôi tư vấn miễn phí kể cả trong trường hợp khách hàng không có yêu cầu dịch vụ. Khách hàng chuẩn bị nhập khẩu máy in có nhu cầu tìm hiểu thông tin hoặc KỂ CẢ KHÁCH HÀNG TÌM HIỂU VỀ THỦ TỤC NHƯNG KHÔNG CÓ NHU CẦU DỊCH VỤ.

Câu hỏi thường gặp

1. Xin giấy phép nhập khẩu máy in ở đâu? Đơn vị duy nhất cấp GPNK máy in là Cục xuất bản, in và phát hành (theo thông tư 25/2018/TT-BTTTT) tại địa chỉ: Số 10 Đường Thành, Cửa Đông, Hoàn, Kiếm Hà Nội.

2. Giấy phép nhập khẩu máy in có giá trị bao lâu? Giấy phép nhập khẩu thiết bị in có giá trị đến khi thực hiện xong thủ tục thông quan; GPNK máy in được cấp cho từng máy cụ thể (theo cả số model và số Seri máy). Vì vậy không thể sử dụng lại giấy phép này cho những thiết bị cùng loại cho các lô hàng khác nhau.

3. Có thể xin nhiều máy in trong một giấy phép không? Có thể xin nhiều máy in, loại máy in trong cùng một giấy phép nhập khẩu. Việc quản lý máy in theo số series do vậy khi xin cho nhiều lô hàng khác nhau cần xác định chính xác số định danh của máy dự định xin

4. Có thể xin giấy phép nhập khẩu cho máy in cũ không? Đối với các máy in trong danh mục phải xin giấy phép thì có thể xin giấy phép nhập khẩu. Đối với các máy không năm trong danh mục sẽ bị giới hạn 10 năm và giám định tại các đơn vị có chức năng giám định máy móc cũ

5. Thời gian thực hiện cấp phép nhập khẩu máy in? Theo quy định thời gian cấp phép là 5 ngày làm việc. Thời gian này không bao gồm thứ 7, chủ nhật và ngày lễ theo quy định pháp luật. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng dịch vụ của AZLAW thời gian có thể giảm xuống 2 ngày làm việc cho việc cấp phép nhập khẩu máy in. Liên hệ ngay chúng tôi để được phục vụ!

Trên đây là 1 số tài liệu mẫu hồ sơ xin cấp GPNK máy in cùng với các mẫu tài liệu quan trọng cần chuẩn bị. Tham khảo thêm các trường hợp máy in cần xin giấy phép do AZLAW hỗ trợ dịch vụ bao gồm:
Xin giấy phép nhập khẩu máy in Flexo
Xin giấy phép nhập khẩu máy in Offset
Xin giấy phép nhập máy in ống đồng
Xin giấy phép nhập khẩu máy in phun
Xin giấy phép nhập khẩu máy in laser
Xin giấy phép nhập khẩu máy in letterpress

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan